Ho khan nhiều là bệnh gì năm 2024

Theo bác sĩ Vũ Thanh Tuấn, Bệnh viện Đa khoa Medlatec, ho khan là tình trạng người bệnh ho không khạc ra đờm hoặc chất nhầy dù ho nhiều và dữ dội. Đây là hiện tượng có thể gặp ở mọi lứa tuổi.

Dựa trên thời gian ho khan kéo dài trong bao lâu, tình trạng này được phân thành cấp tính hay mạn tính. Cụ thể, ho khan cấp tính (ho khan ngắn ngày) là khi người bệnh gặp triệu chứng này diễn ra kéo dài từ một vài ngày cho đến 3 tuần. Ho khan mạn tính (ho khan kéo dài) là tình trạng xảy ra dai dẳng sau 8 tuần chưa khỏi ở người lớn; trên 4 tuần với trẻ em.

Ho khan nhiều là bệnh gì năm 2024

Ho khan kéo dài cảnh báo bệnh gì? (Ảnh minh họa)

Ho khan kéo dài vào ban đêm

Ở trường hợp này, người bệnh gặp biểu hiện ban đầu là khó thở, thở rít, tức ngực với triệu chứng ho khan xảy ra nhiều lần trong đêm. Khi đó, người bệnh phải đối diện với nhiều vấn đề như cảm thấy khó chịu, bị mất ngủ, mệt mỏi, đau rát họng... dẫn đến ảnh hưởng tới sinh hoạt, học tập hay công việc.

Tình trạng này có thể là dấu hiệu của các bệnh lý như viêm xoang, hen suyễn, trào ngược dạ dày thực quản, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, suy tim.

Ho khan kéo dài thành từng cơn

Trong trường hợp này, người bệnh bị ho khan từng cơn ngắn và trở lại bình thường khi hết cơn ho. Các cơn ho đó thường dẫn tới tình trạng khó thở, tức ngực, đỏ mặt, các cơ bụng bị đau khi ho quá mạnh... Ngoài ra, người bệnh có thể bị nôn ói nếu ho nặng gây đè ép cơ thành bụng vào dạ dày.

Đây là biểu hiện có thể gặp phải trong bệnh lý như hen phế quản, ho gà, viêm phế quản dị ứng.

Ho khan kéo dài kèm theo máu

Đây là tình trạng ho khan nhưng có sự xuất hiện kèm theo của máu. Nó có thể xảy ra sau khi người bệnh vừa hoạt động mạnh, hoặc đột ngột xuất hiện lúc người bệnh đang cảm thấy khỏe mạnh. Triệu chứng này có thể cảnh báo các bệnh lý như ung thư phổi, lao phổi, viêm phổi cấp tính, viêm phổi mạn tính.

Mặc dù ho là một phản xạ bình thường của cơ thể, nhưng nếu bị ho khan kéo dài dai dẳng, người bệnh nên sớm đi thăm khám. Bởi đây có thể là biểu hiện cho thấy bệnh lý tiềm ẩn mà người bệnh đang gặp phải.

Thông qua việc thăm khám, chẩn đoán, bác sĩ sẽ xác định nguyên nhân chính xác gây ra tình trạng ho khan kéo dài ở trường hợp cụ thể của bệnh nhân. Từ đó phát hiện và điều trị kịp thời bệnh lý liên quan với phương pháp điều trị phù hợp.

Bên cạnh việc thực hiện theo đúng những điều bác sĩ tư vấn, người bệnh có thể tham khảo thêm lời khuyên của bác sĩ để áp dụng một vài biện pháp giúp góp phần cải thiện tình trạng ho khan kéo dài. Đó là:

- Thực hiện dọn dẹp không gian nhà ở và giữ cho không khí trong nhà với điều kiện tốt để không gây kích thích cổ họng dẫn đến ho. Có thể trang bị máy tạo độ ẩm không khí để tăng độ ẩm trong nhà.

- Tránh tiếp xúc với các tác nhân khiến hệ hô hấp bị kích thích gây ho như lông động vật, khói bụi, phấn hoa.

- Súc miệng với nước muối.

- Không hút thuốc lá, tránh hít phải khói thuốc từ những người xung quanh.

- Có chế độ dinh dưỡng hợp lý. Trong ăn uống, cũng nên hạn chế thói quen nằm sau khi ăn xong, tránh dùng những thực phẩm cay nóng.

Ho khan là dạng ho không tiết ra đờm hoặc chất nhầy, phân biệt với tình trạng ho có đờm. Tình trạng này có thể gây cho bệnh nhân cảm giác ngứa, kích thích trong cổ họng. Mặc dù không phải là bệnh nguy hiểm nhưng nếu không điều trị dứt điểm, ho khan có thể gây ra nhiều bất tiện cho cuộc sống hàng ngày.

Đặc biệt, nếu bệnh kéo dài có thể làm tăng nguy cơ mắc phải những bệnh hô hấp nguy hiểm như: viêm thanh quản, viêm họng, thậm chí ung thư vòm họng…

Nguyên nhân gây ho khan

Tìm hiểu nguyên nhân của ho khan khó khăn hơn so với các dạng ho khác vì khó lấy đờm để làm xét nghiệm, mà phải dựa vào các chỉ định chẩn đoán hình ảnh, thăm dò chức năng phổi và một số xét nghiệm máu trong một số bệnh mà chỉ bác sĩ về hô hấp mới có thể chỉ định.

Ho khan nhiều là bệnh gì năm 2024

Ho khan gây khó chịu cho người bệnh.

Bệnh có thể xuất phát do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan khác nhau:

- Bệnh nhân bị trào ngược axit từ dạ dày: là một nguyên nhân dẫn đến ho khan. Cụ thể, khi axit tiết ra từ thực quản bị trào ngược lên vòm họng sẽ tạo ra cảm giác ngứa và lâu dần sẽ thành ho khan.

- Viêm thanh quản: cũng là nguyên nhân có nguy cơ mắc bệnh ho khan. Thanh quản bị viêm nhiễm sẽ dễ gây ra cảm giác ngứa, rát và ho khan liên tục.

- Hút thuốc lá: cũng là một nguyên nhân gây bệnh ho khan theo thời gian. Bởi khói từ thuốc lá sẽ xâm nhập qua đường thanh quản và phổi làm cho phổi bị yếu.

- Viêm mũi dị ứng: Đây cũng là một nguyên nhân thường gặp dẫn đến bệnh ho khan. Một số chất gây ra dị ứng mũi như bụi phấn, hương thơm của ho, lông chó, lông mèo…

Ho khan có nguy hiểm không?

Tuy ho khan không phải là một bệnh nghiêm trọng, ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe nhưng cần đến gặp bác sĩ ngay nếu thấy cơ thể có những dấu hiệu:

  • Ho khan kéo dài hơn 1 tuần;
  • Ho khan liên tục, đi kèm hơi thở kém, hụt hơi, thở khò khè;
  • Ho nhiều vào ban đêm;
  • Cảm thấy cơ thể mệt mỏi, đau nhức tai, sốt phát ban, khàn tiếng;
  • Huyết áp tăng, sụt giảm cân thất thường;
  • Ho ra máu có thể là dấu hiệu nhận biết một số bệnh như ung thư phổi, viêm phổi cấp tính – mạn tính…
  • Ngoài triệu chứng ho thì người bệnh còn có những biểu hiện như sụt cân, sốt nhẹ.…

Cần đi khám sức khỏe ngay khi thấy có hiện tượng ho khan bất thường kể trên để phát hiện sớm những tổn thương và có biện pháp điều trị kịp thời.

Ho khan nhiều là bệnh gì năm 2024

Phòng ngừa ho khan như thế nào?

Để phòng ngừa và cải thiện tình trạng ho khan nên tìm hiểu một số phương pháp đơn giản mà hiệu quả:

- Uống đủ nước: là một cách đơn giản và hiệu quả. Nên cố gắng uống ít nhất là 1,5l nước mỗi ngày, sẽ giúp cho niêm mạc sẽ bớt bị khô, giảm đáng kể tình trạng ho khan.

Ngoài ra, uống đủ lượng nước cho cơ thể sẽ giúp giữ ấm cổ họng và ngăn ngừa được các kích ứng. Nên ưu tiên uống nước ấm thay vì uống nước lạnh.

- Nên bổ sung lượng vitamin C giúp tăng cường miễn dịch, nâng cao sức đề kháng để chống lại các loại virus thông thường. Có thể cung cấp lượng vitamin C từ các loại rau củ hàng ngày trong các bữa ăn: súp lơ xanh, cà chua,… hay các loại hoa quả giàu vitamin như cam, chanh, dứa,…

- Có thể sử dụng mật ong tự nhiên để cải thiện và điều trị ho khan. Nên ăn một lượng nhỏ mật ong trước khi đi ngủ có thể giảm thiểu ho và cải thiện giấc ngủ.

- Nên nghỉ ngơi đầy đủ và phù hợp, nhất là những ngành nghề phải nói nhiều như giáo viên, MC… Việc nghỉ ngơi sẽ giúp cho hệ hô hấp được nghỉ ngơi, tránh tình trạng gây đau rát, sưng tấy họng do nói quá nhiều.

- Có thể dùng kẹo ngậm ho: làm giảm kích ứng khu vực cổ họng và giảm ho.

- Dùng thuốc trị ho: Một số loại thuốc trị ho không kê đơn có thể làm giảm phản xạ ho.

- Nâng đầu cao khi nằm có thể hỗ trợ làm giảm các triệu chứng chảy dịch mũi sau và trào ngược dạ dày thực quản, từ đó giúp giảm các cơn ho.