Học sinh tiêm vắc xin ở đâu

Cập nhật: 10:35 - 15/04/2022 | Lần xem: 50464

Bộ Y tế Anh hiện cũng đang triển khai tiêm phòng vaccine ngừa COVID-19 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi ở nước này. Theo các chuyên gia y tế, cha mẹ có con ở độ tuổi này nên đưa con đi tiêm phòng, đặc biệt đối với những trẻ mắc bệnh lý nền.

1. Bệnh COVID-19 ảnh hưởng tới trẻ em thế nào?

Đối với hầu hết trẻ em khi mắc COVID-19, hầu hết là bị nhẹ, có thể phải nghỉ học vài hôm để điều trị và thường ít khi dẫn tới biến chứng. Ở một số trẻ, triệu chứng COVID-19 có thể nghiêm trọng hơn hoặc kéo dài lâu hơn.

Hiện tại, biến thể Omicron dường như gây ra triệu chứng khá nhẹ, chủ yếu là ở đường hô hấp trên. Tuy nhiên, nếu các biến thể mới xuất hiện trong tương lai, cũng chưa thể biết các triệu chứng sẽ như thế nào.

2. Trẻ em nào có nguy cơ cao mắc COVID-19 nặng?

Trẻ em mắc một số bệnh lý nền, hoặc trẻ có hệ miễn dịch yếu có nguy cơ mắc COVID-19 nặng cao hơn.

Những trẻ thuộc diện nêu trên hoặc trẻ sống chung cùng người suy giảm miễn dịch cũng được khuyên đi tiêm phòng để bảo vệ bản thân và giảm nguy cơ lây nhiễm cho người sống cùng.

Đối với trẻ mắc bệnh lý nền, cha mẹ cũng có thể tham vấn bác sĩ để có tư vấn sức khỏe tốt nhất.

3. Vaccine góp phần bảo vệ sức khỏe trẻ thế nào?

Vaccine COVID-19 sẽ giảm nguy cơ trẻ nhiễm COVID-19. Tiêm đủ 2 liều vaccine sẽ tạo ra sự bảo vệ lâu dài ngăn biến chứng COVID-19 nặng, kể cả các biến thể mới gây ra các làn sóng dịch trong tương lai.

Học sinh tiêm vắc xin ở đâu

Chuyên gia y tế khuyên cha mẹ nên đưa trẻ có nguy cơ cao trở nặng nếu mắc COVID-19 (trẻ bệnh lý nền, hệ miễn dịch yếu) đi tiêm phòng vaccine COVID-19.

Vaccine cũng góp phần bảo vệ cơ thể chống lây nhiễm và giảm nhẹ các triệu chứng. Giống như mọi loại thuốc khác, vaccine cũng không hiệu quả tuyệt đối. Một vài trẻ vẫn có khả năng mắc COVID-19 dù đã tiêm phòng, nhưng thường triệu chứng nhẹ và chóng khỏi. Vaccine góp phần ngăn ngừa COVID-19 trở nặng.

4. Về liều vaccine COVID-19 dành cho trẻ 5 - dưới 12 tuổi

Ở Anh, trẻ em được tiêm vaccine ngừa COVID-19 của Pfizer. Liều tiêm dành cho trẻ em chỉ bằng 1/3 so với liều của người lớn hay thanh thiếu niên. Vaccine đã trải qua kiểm nghiệm để đảm bảo an toàn nhất có thể.

5. Tác dụng phụ của vaccine COVID-19

Tác dụng phụ phổ biến:

Giống như tất cả mọi loại thuốc, vaccine có thể gây ra phản ứng phụ. Phần lớn tác dụng phụ nhẹ, không kéo dài lâu và thậm chí không phải ai cũng bị tác dụng phụ này.

Các tác phụ phụ phổ biến nhất sau khi tiêm vaccine COVID-19 thường chỉ kéo dài trong vòng 1-2 ngày. Đối với vaccine Pfizer, liều 2 thường thấy rõ tác dụng phụ hơn liều 1.

Các tác dụng phụ phổ biến bao gồm:

- Đau, cảm giác nặng và khó chịu cánh tay tiêm, thường kéo dài 1-2 ngày.

- Mệt mỏi.

- Đau đầu.

- Ê ẩm người, triệu chứng nhẹ giống cúm.

Sau khi tiêm, trẻ nên được nghỉ ngơi. Trẻ nên nghỉ học 1-2 hôm ở nhà nghỉ ngơi nếu đang trong thời gian đi học.

Cha mẹ có thể cho trẻ dùng paracetamol để giảm đau và hạ sốt nếu trẻ bị sốt, đau đầu, đau cơ (theo hướng dẫn sử dụng về liều dùng cho trẻ em).

Triệu chứng sốt 2-3 ngày là không phổ biến sau tiêm. Nếu trẻ sốt bất thường kéo dài 2-3 ngày, rất có thể trẻ đã bị nhiễm COVID-19 hoặc dấu hiệu trẻ đang mắc một bệnh khác.

Triệu chứng sau tiêm thông thường không kéo dài quá 1 tuần. Nếu các triệu chứng tệ hơn, bạn hãy cho trẻ đi khám hoặc gọi cho đường dây nóng để được tư vấn.

Tác dụng phụ ít gặp:

- Đau ngực.

- Hụt hơi, khó thở.

- Cảm giác nhịp tim đập nhanh, loạn nhịp tim hoặc tim đập thình thịch.

Trong trường hợp này, nếu lo lắng cha mẹ có thể tham vấn bác sĩ hoặc cho trẻ đi khám.

6. Trẻ đã mắc COVID-19 thì nên tiêm vaccine sau bao lâu?

Nếu trẻ mắc COVID-19 thì nên tiêm vaccine sau 3 tháng khỏi bệnh. Mặc dù liều vaccine đầu tiên có tác dụng bảo vệ khá tốt cho trẻ, tiêm đủ 2 liều sẽ giúp bảo vệ lâu hơn.

Khi trẻ nghi nhiễm COVID-19, bạn chưa nên đưa trẻ đi tiêm phòng vội trong khi đợi kết quả xét nghiệm. Nếu trẻ có kết quả xét nghiệm dương tính với COVID-19, thì nên đợi sau 12 tuần mới tiêm vaccine.

Nguyễn Vân (theo gov.uk Health)

Nguồn: https://suckhoedoisong.vn/tiem-vaccine-covid-19-cho-tre-tu-5-den-duoi-12-tuoi-nhung-dieu-cha-me-can-biet-169220414153050532.htm

(HGO) - Ngày 25-4, các địa phương trên địa bàn tỉnh đồng loạt triển khai chiến dịch tiêm vắc-xin Moderna phòng Covid-19 cho trẻ em.

Trong ngày đầu tiên, sẽ tiêm cho trẻ từ 11 đến 12 tuổi trước (học sinh lớp 6 và trẻ ngoài cộng đồng) với số lượng 10.856 trẻ (Trẻ từ 11 đến dưới 12 tuổi có 7.874; trẻ đủ 12 tuổi có 2.982 trẻ - những trường hợp này trong đợt tiêm cho trẻ đủ 12 tuổi theo quy định của Bộ Y tế trước đây chưa đủ tuổi, nay thì đủ 12 tuổi), sau đó sẽ tiến hành hạ dần độ tuổi tiêm theo quy định.  Những trường hợp có dấu hiệu sốt, ho hoặc đã từng là F0 đã điều trị khỏi chưa đủ thời gian 3 tháng sẽ được hoãn tiêm. Sau tiêm, các em học sinh được bố trí ở lại điểm tiêm 30 phút để theo dõi sức khỏe.

Học sinh tiêm vắc xin ở đâu

Các điểm tiêm đều thăm khám sức khỏe kỹ cho các em trong độ tuổi khi đến tiêm. Ảnh: LỆ HẰNG

Toàn tỉnh triển khai 29 điểm tiêm, bố trí tại các trường học, bệnh viện, trung tâm y tế, trạm y tế trên địa bàn. Tại mỗi điểm tiêm thành lập từ 3-4 bàn tiêm hoặc nhiều hơn, mỗi bàn tiêm đảm bảo tối thiểu số lượng 5 cán bộ: 1 cán bộ tiếp nhận, lập danh sách và hướng dẫn trước khi tiêm; 1 điều dưỡng đo mạch, huyết áp; 1 bác sĩ khám sàng lọc đã được tập huấn an toàn tiêm chủng; 1 y sĩ hoặc điều dưỡng thực hiện tiêm chủng đã được tập huấn an toàn tiêm chủng và 1 nhân viên y tế theo dõi sau tiêm. Ngoài ra, còn có đội cấp cứu gồm: 1 bác sĩ có kinh nghiệm trong lĩnh vực hồi sức cấp cứu; 2 điều dưỡng.

Học sinh tiêm vắc xin ở đâu

Toàn tỉnh triển khai 29 điểm tiêm, bố trí tại các trường học, bệnh viện, trung tâm y tế, trạm y tế trên địa bàn. Trong ảnh là các em ngồi chờ sau tiêm tại điểm tiêm Trường THCS Thuận Hưng, huyện Long Mỹ. Ảnh: THÀNH ÂN

Trẻ không đi học sẽ tiêm vắc-xin ở đâu?

Theo kế hoạch triển khai tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi của UBND tỉnh: Đợt 1 (tiêm mũi 1), từ ngày 25-4 đến ngày 25-5-2022.

Trẻ em đi học sẽ tiêm tại trường học hoặc điểm tiêm được cơ sở giáo dục lựa chọn phù hợp đảm bảo an toàn tiêm chủng và phòng, chống dịch bệnh. Trẻ em không đi học, tiêm tại điểm tiêm chủng cố định hoặc lưu động trên địa bàn do UBND huyện, thị xã, thành phố lựa chọn. Đối với trẻ em đang điều trị nội trú tại các bệnh viện, trung tâm y tế, được tiêm tại điểm tiêm của Bệnh viện Sản Nhi tỉnh hoặc các bệnh viện, trung tâm y tế có chuyên khoa nhi có đủ điều kiện cấp cứu. Riêng trẻ có bệnh lý nền và các trường hợp vượt khả năng của các điểm tiêm, trung tâm y tế huyện, thị xã, thành phố lập danh sách gửi về điểm tiêm tại Bệnh viện Sản Nhi tỉnh hoặc các bệnh viện có chuyên khoa nhi có đủ điều kiện cấp cứu, để tiến hành tiêm chủng.

NHẬT MINH

Học sinh tiêm vắc xin ở đâu
Học sinh tiêm vắc xin ở đâu
Học sinh tiêm vắc xin ở đâu
Học sinh tiêm vắc xin ở đâu
Học sinh tiêm vắc xin ở đâu
Học sinh tiêm vắc xin ở đâu
Học sinh tiêm vắc xin ở đâu
Học sinh tiêm vắc xin ở đâu
Học sinh tiêm vắc xin ở đâu
Học sinh tiêm vắc xin ở đâu
Học sinh tiêm vắc xin ở đâu
Học sinh tiêm vắc xin ở đâu
Học sinh tiêm vắc xin ở đâu
Học sinh tiêm vắc xin ở đâu
Học sinh tiêm vắc xin ở đâu

Học sinh tiêm vắc xin ở đâu

Học sinh tiêm vắc xin ở đâu

Học sinh tiêm vắc xin ở đâu