Khúc thừa dụ ở đâu

Tỉnh thành VN > Hải Phòng > Quận Lê Chân > Phố Khúc Thừa Dụ

Xem thêm:

Khúc thừa dụ ở đâu

Một đoạn đường phố Khúc Thừa Dụ
Khúc thừa dụ ở đâu

Khu đô thị làng việt kiều quốc tế Hải Phòng

Thông tin về Phố Khúc Thừa Dụ, Quận Lê Chân, Thành phố Hải Phòng liên tục được cập nhật tại tinbds.com. Nếu bạn thấy thông tin không chính xác, vui lòng góp ý với ban quản trị website tinbds.com. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn đóng góp của bạn. Từ khóa tìm kiếm:

Phố Khúc Thừa Dụ, Quận Lê Chân, Thành phố Hải Phòng: bản đồ vị trí, các dự án, phường quận huyện thị xã thành phố trực thuộc. Điện thoại UBND, hình ảnh về Khúc Thừa Dụ, Lê Chân, Hải Phòng

Nhắc đến tên phố Khúc Thừa Dụ chắc chắn còn rất nhiều người ngỡ ngàng chưa biết đến tuyến phố này, bởi lẽ đây là một tuyến phố mới được đặt tên cách đây không lâu.

Sáng ngày 26/1/ 2019, tại cổng chính Công viên Cầu giấy, phường Dịch Vọng, UBND quận Cầu Giấy, TP Hà Nội đã tổ chức lễ gắn biển tên phố Khúc Thừa Dụ. Đây là tuyến phố có độ dài 675m. Vị trí phố nằm ở đoạn từ ngã ba giao cắt đường Cầu Giấy tại số 299, đến ngã ba giao cắt phố Thành Thái tại điểm đối diện công viên Cầu Giấy.

2. Tại sao tên Khúc Thừa Dụ lại được chọn để đặt tên đường phố?

2.1. Người đặt cơ sở cho nền độc lập của dân tộc Việt sau hơn 1000 năm Bắc thuộc

Khúc Thừa Dụ (? – 907) còn được suy tôn là Khúc Tiên Chủ. Ông chính là người đặt cơ sở cho nền độc lập của dân tộc Việt sau hơn 1.000 năm bị các triều đại Trung Hoa đô hộ.

Khúc Thừa Dụ quê ở Hồng Châu, thuộc địa hạt Bàng Giang, Ninh Giang cũ ở Hải Dương, mấy đời là hào tộc mạnh, tính khoan hòa, hay thương người, cho nên có nhiều người kính phục.

Nước Việt thời bấy giờ bị chính quyền nhà Đường Trung Quốc đô hộ. Năm Kỷ Mão (679) vua Cao Tông nhà Đường chia đất Giao Châu ra làm 12 châu, 59 huyện và đặt An Nam đô hộ phủ.

Khúc Thừa Dụ lúc đó vốn là một người hào phú trong xứ, mà tính lại khoan hòa, hay thương người, cho nên có nhiều người kính phục. Năm Bính Dần (906) đời vua nhà Đường, nhân khi trong châu có loạn, dân chúng cử ông làm Tiết độ sứ để cai trị Giao Châu.

Khúc Thừa Dụ dựng đô ở La Thành, làm cho dân yên, nước trị. Mở đầu chính sách ngoại giao khôn khéo trong ứng xử với triều đình phong kiến phương Bắc: “độc lập thật sự, thần thuộc trên danh nghĩa”, Khúc Thừa Dụ, sau khi đã nắm được quyền lực thực tế trên miền đất “An Nam” cũ trong tay, vẫn giữ danh nghĩa “xin mệnh nhà Đường” buộc triều đình nhà Đường phải công nhận sự đã rồi.

Ngày 7-2-906 vua Đường phải ban thêm cho Tĩnh Hải quân Tiết độ sứ Khúc Thừa Dụ tước “Đồng bình chương sự”. Sau đó, Khúc Thừa Dụ tự lấy quyền mình, phong cho con là Khúc Hạo chức vụ “Tĩnh Hải hành quân tư mã quyền tri lưu hậu”, tức là chức vụ chỉ huy quân đội và sẽ kế vị quyền Tiết độ sứ.

Tuy còn mang danh hiệu một chức quan của nhà Đường, về thực chất, Khúc Thừa Dụ đã xây dựng một chính quyền tự chủ bãi bỏ quan lại chế độ cũ kết thúc về cơ bản ách thống trị hơn một nghìn năm của phong kiến phương Bắc. Lịch sử ghi nhớ công lao của Khúc Thừa Dụ như là một trong những người đặt cơ sở cho nền độc lập dân tộc.

Ngày 23-7-907, Khúc Thừa Dụ mất. Mặc nhiên con và cháu ông là Khúc Hạo và Khúc Thừa Mỹ tiếp tục nối nghiệp cha ông, có công củng cố độc lập, thực hiện quản lý chính quyền đến cấp làng, xã.

2.2. Được nhân dân tôn là “Khúc tiên chủ” và lập đền thờ tại Hải Dương

Việt sử thông giám cương mục (Tiền biên, quyển 5) viết: “Họ Khúc là một họ lớn lâu đời ở Hồng Châu. Khúc Thừa Dụ tính khoan hòa, hay thương người, được dân chúng suy tôn. Gặp thời buổi loạn lạc, nhân danh là hào trưởng một xứ, Thừa Dụ tự xưng là Tiết độ sứ…

Dù ông không xưng vương xưng đế, nhưng sử gia Lê Tung viết trong sách Việt giám Thông khảo tổng luận gọi Khúc Thừa Dụ là Khúc Tiên chúa.

Đền thờ Anh hùng dân tộc Khúc Thừa Dụ tại thôn Cúc Bồ, xã Kiến Quốc, là một danh lam thắng cảnh đẹp của xã Kiến Quốc cũng như tỉnh Hải Dương.

Nằm giáp đê sông Luộc, quần thể di tích Đền thờ Khúc Thừa Dụ đã được nhà nước công nhận di tích lịch sử cấp quốc gia và là một công trình có ý nghĩa lịch sử, văn hóa, biểu tượng đẹp về truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc Việt Nam.

Đặc biệt, sự kiện sáng 26/1, UBND quận Cầu Giấy- thành phố Hà Nội đã tổ chức lễ công bố quyết định đặt tên và gắn biển tên cho những tuyến phố mới trong số đó là tuyến phố Khúc Thừa Dụ.

Bạn có thể tìm hiểu rõ hơn về Khúc Thừa Dụ tại đây

Việc đặt tên tuyến phố mới mang tên những danh nhân đã thể hiện vai trò của chính quyền và nhân dân trong công tác quản lý, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa, truyền thống tốt đẹp của con người Việt Nam ngày nay.

Khúc Thừa Dụ (chữ Hán: 曲承裕; 830 – 907) được suy tôn là Khúc Tiên Chủ (曲先主), là tiết độ sứ người bản địa đầu tiên của Tĩnh Hải quân, đồng thời là người đặt cơ sở cho nền độc lập của dân tộc Việt sau hơn 1.000 năm thuộc Trung Quốc.

Khúc Thừa Dụ quê ở Hồng Châu (thuộc địa hạt Bàng Giang, Ninh Giang cũ ở Hải Dương), mấy đời là hào tộc mạnh, tính khoan hòa, hay thương người, cho nên có nhiều người kính phục.[1]

Nước Việt thời bấy giờ bị chính quyền nhà Đường Trung Quốc đô hộ, năm Kỷ Mão (679) vua Cao Tông nhà Đường chia đất Giao Châu ra làm 12 châu, 59 huyện và đặt An Nam đô hộ phủ. Năm Đinh Mão (907) nhà Đường mất ngôi, nhà Hậu Lương, Hậu Đường, Hậu Tấn, Hậu Hán, Hậu Chu tranh nhau làm vua. Mỗi nhà được mấy năm, gồm tất cả là 52 năm, gọi là đời Ngũ Quí hay là Ngũ Đại.[1]

Trước khi nhà Đường sắp mất ngôi độ mấy năm, thì bên Trung Quốc loạn, giặc cướp nổi lên khắp cả mọi nơi. Uy quyền nhà vua không ra đến bên ngoài, thế lực ai mạnh thì người ấy xưng đế, xưng vương. Ở nước Việt, lúc bấy giờ có một người họ Khúc tên là Thừa Dụ, quê ở Hồng Châu (thuộc địa hạt Bàng Giang và Ninh Giang ở Hải Dương). Khúc Thừa Dụ vốn là một người hào phú trong xứ, mà tính lại khoan hòa, hay thương người, cho nên có nhiều người kính phục. Năm Bính Dần (906) đời vua Chiêu Tuyên nhà Đường, nhân khi trong châu có loạn, dân chúng cử ông làm Tiết độ sứ để cai trị Giao Châu. Nhà Đường lúc bấy giờ suy nhược, thế không ngăn cấm được, nên thuận cho ông làm Tĩnh Hải Tiết độ sứ và gia phong Đồng bình Chương sự. Năm sau nhà Đường mất ngôi (907), nhà Hậu Lương lên thay, phong cho Lưu Ẩn làm Nam Bình Vương, kiêm chức Tiết độ sứ Quảng Châu và Tĩnh Hải, có ý để lấy lại Giao Châu.[1]

Việt sử thông giám cương mục (Tiền biên, quyển 5) viết: "Họ Khúc là một họ lớn lâu đời ở Hồng Châu. Khúc Thừa Dụ tính khoan hòa, hay thương người, được dân chúng suy tôn. Gặp thời buổi loạn lạc, nhân danh là hào trưởng một xứ, Thừa Dụ tự xưng là Tiết độ sứ..."

Khúc Thừa Dụ dựng đô ở La Thành, làm cho dân yên, nước trị. Ông khéo léo dùng danh nghĩa "xin mệnh nhà Đường" buộc triều đình nhà Đường phải công nhận chính quyền của ông. Ngày 7 tháng 2 năm 906, vua Đường phong thêm cho Tĩnh Hải quân Tiết độ sứ Khúc Thừa Dụ tước "Đồng bình chương sự". Sau đó, Khúc Thừa Dụ tự lấy quyền mình, phong cho con là Khúc Hạo chức vụ "Tĩnh Hải hành quân tư mã quyền tri lưu hậu", tức là chức vụ chỉ huy quân đội và sẽ kế vị quyền Tiết độ sứ. Ngày 23 tháng 7 năm 907, Khúc Thừa Dụ mất, Khúc Hạo lên kế vị. Dù ông không xưng vương xưng đế, nhưng sử gia Lê Tung viết trong sách Việt giám Thông khảo tổng luận gọi Khúc Thừa Dụ là Khúc Tiên chúa.[2]

Ngày 11 tháng 9 năm 2009, đền thở Anh hùng dân tộc Khúc Thừa Dụ đã được khánh thành tại Hải Dương.[3]

  • Đại Việt Sử ký Toàn thư Nhà Xuất bản Khoa học xã hội, 1998, tập 1.
  • Khâm định Việt sử Thông giám cương mục
  • Việt Nam sử lược, Nhà Xuất bản Tân Việt, 1968.
  • Lịch triều hiến chương loại chí, Nhà Xuất bản Giáo dục, 2006.
  • An Nam chí lược, Viện Đại học Huế, Ủy ban Phiên dịch Sử liệu Việt Nam, 1961, bản điện tử.
  • Tự chủ
  • Họ Khúc
  • Khúc Hạo
  • Bắc thuộc
  • Tiết độ sứ

  1. ^ a b c Việt Nam sử lược, Nhà Xuất bản Tân Việt, 1968, tr. 70, 71.
  2. ^ Đại Việt sử ký toàn thư, Nhà Xuất bản Khoa học xã hội, 1998, tập 1, tr. 121.
  3. ^ Ninh Tuân (11 tháng 9 năm 2009). “Đền thờ Khúc Thừa Dụ”. Tạp chí Tuyên Giáo. Truy cập ngày 26 tháng 10 năm 2021.