Phẫu thuật tuyến giáp bao lâu thì lành

Phẫu thuật tuyến giáp bao lâu thì lành
Phẫu thuật tuyến giáp bao lâu thì lành

Biến chứng sau mổ tuyến giáp không thường xuyên xảy ra, đặc biệt là nếu bạn được một bác sĩ giàu kinh nghiệm phẫu thuật. Tuy nhiên, cũng giống như các loại phẫu thuật khác, phẫu thuật tuyến giáp cũng có những rủi ro nhất định. Do đó, việc tìm hiểu về các biến chứng sau mổ tuyến giáp để biết cách xử trí kịp thời là việc quan trọng mà bạn nên làm.

Nhìn chung, phẫu thuật tuyến giáp khá an toàn và hiếm xảy ra các biến chứng nguy hiểm. Trước khi phẫu thuật, bác sĩ sẽ cho bạn biết những rủi ro có thể xảy ra liên quan đến các hoạt động của tuyến giáp. Nếu có bất cứ băn khoăn nào trước khi phẫu thuật, bạn nên hỏi bác sĩ để được giải đáp tường tận.

Dưới đây là 10 biến chứng sau mổ tuyến giáp bạn có thể gặp phải:

1. Chảy máu

Chảy máu tác dụng phụ khi cắt tuyến giáp bạn có thể gặp phải. Chảy máu nhiều và đột ngột ở cổ sau phẫu thuật tuyến giáp là tình trạng bất thường. Tuy nhiên, tình trạng này hiếm khi xảy ra (chỉ 0,14%) nhưng lại có thể đe dọa tính mạng. Biến chứng này thường xảy ra trong 24 giờ đầu tiên sau phẫu thuật. Thông thường tình trạng chảy máu nhiều có thể gây chèn ép vào khí quản, dẫn đến khó thở.

Nếu máu chảy chậm vào cổ thì có thể dẫn đến việc hình thành các cục máu đông phía dưới vết mổ, khiến vết mổ tuyến giáp bị sưng và có thể khiến người bệnh có cảm giác nuốt vướng sau mổ tuyến giáp. Biến chứng sau mổ tuyến giáp này chỉ xuất hiện ở khoảng 1% số ca phẫu thuật tuyến giáp và thường sẽ tự biến mất. Đôi khi bác sĩ cũng sẽ can thiệp để xử lý tình trạng này.

2. Biến chứng sau mổ tuyến giáp: Khó thở

Có hai nguyên nhân chính gây ra các vấn đề hô hấp sau khi phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp. Nguyên nhân thứ nhất là do có một cục máu đông lớn chặn khí quản khiến bạn có cảm giác bị nghẹn sau mổ tuyến giáp hoặc nuốt vướng sau mổ tuyến giáp. Tình trạng này cần phải được can thiệp y khoa ngay. Nguyên nhân thứ hai là do cả hai dây thần kinh thanh quản quặt ngược đều đã bị tổn thương, trong trường hợp này cần phải thực hiện phẫu thuật mở khí quản khẩn cấp. Khó thở là biến chứng sau mổ tuyến giáp rất hiếm khi xảy ra.

3. Cơn bão giáp trạng

Trước đây, biến chứng sau mổ tuyến giáp này rất phổ biến, thường liên quan đến bệnh Basedow. Hiện nay, nhờ có thuốc để kiểm soát nhiễm độc giáp nên nguy cơ gặp phải biến chứng sau mổ tuyến giáp này hiếm khi xảy ra. Các triệu chứng của người bệnh khi rơi vào tình trạng này là tim đập nhanh, bồn chồn, sốt cao, ra nhiều mồ hôi, tiêu chảy và mê sảng.

4. Thay đổi giọng nói là một trong các biến chứng sau mổ tuyến giáp

Nếu làm những nghề có sử dụng giọng nói như giáo viên, tư vấn viên, MC… tốt nhất bạn nên thảo luận kỹ với bác sĩ trước khi phẫu thuật. Giọng nói thay đổi là một biến chứng sau mổ tuyến giáp thường gặp, xảy ra ở khoảng 5 – 10% số ca phẫu thuật và thường sẽ biến mất sau một khoảng thời gian. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể là do chấn thương các dây thần kinh quặt ngược thanh quản hoặc các dây thần kinh bị viêm nhiễm sau khi phẫu thuật. Tỷ lệ bệnh nhân bị thay đổi giọng nói vĩnh viễn là khoảng 1%.

Phẫu thuật tuyến giáp bao lâu thì lành

Nhiễm độc giáp thường xảy ra ở 2 – 4% bệnh nhân sau khi cắt bỏ tuyến giáp. Tác dụng phụ khi cắt tuyến giáp này thường được điều trị bằng iốt phóng xạ và không cần phải phẫu thuật thêm.

6. Ảnh hưởng đến tuyến cận giáp

Việc bảo vệ tuyến cận giáp là một trong những nhiệm vụ khó khăn nhất trong phẫu thuật tuyến giáp. Tình trạng tổn thương tạm thời khá phổ biến và tỷ lệ tổn thương vĩnh viễn sau mổ tuyến giáp là khoảng 4%. Tuyến cận giáp bị tổn thương dẫn đến tình trạng canxi trong máu thấp, ngoài ra nó còn gây ra các triệu chứng như ngứa ran ở bàn chân, bàn tay và xung quanh miệng, nếu nặng có thể dẫn đến co quắp ngón tay và bàn tay.

Nhìn chung, tuyến cận giáp có thể không hoạt động bình thường ngay sau khi phẫu thuật. Vì vậy, bạn sẽ được bổ sung thêm canxi và vitamin D trong khoảng vài tuần sau phẫu thuật. Liều lượng bổ sung sẽ được bác sĩ hướng dẫn cụ thể. Lượng canxi bạn bổ sung sẽ giảm dần và sẽ ngưng khi thích hợp. Sau khi hồi phục, phụ nữ trên 40 tuổi sẽ được bổ sung với liều lượng nhỏ thay vì ngưng hoàn toàn (để ngăn ngừa chứng loãng xương).

7. Chứng khó nuốt

Bạn có thể thường xuyên bị nghẹn sau mổ tuyến giáp hoặc nuốt vướng sau mổ tuyến giáp. Khó nuốt là một triệu chứng phổ biến trong vài ngày đầu sau phẫu thuật. Tình trạng này chỉ là tạm thời, tuy nhiên cũng có trường hợp kéo dài dai dẳng nhưng khá hiếm.

8. Suy giáp sau phẫu thuật tuyến giáp

Nếu bị cắt bỏ toàn bộ tuyến giáp thì bạn lúc nào cũng ở trong tình trạng suy giáp và cần được bổ sung hormone tuyến giáp. Nếu bạn chỉ cắt bỏ một phần tuyến giáp sẽ rất khó để biết được bạn sẽ phải dùng thuốc điều trị tuyến giáp trong bao lâu. Do đó, điều quan trọng là bạn phải đi xét nghiệm suy giáp thường xuyên. Suy giáp có thể xuất hiện nhiều năm sau phẫu thuật và cần phải được theo dõi suốt đời.

Các triệu chứng phổ biến của tình trạng suy giáp bao gồm:

  • Cảm thấy lạnh, đặc biệt là ở các chi
  • Da khô, thô ráp
  • Tăng cân không rõ nguyên nhân hoặc quá mức
  • Mệt mỏi và chậm chạp
  • Táo bón
  • Chuột rút cơ bắp
  • Tăng lưu lượng kinh nguyệt và các chu kỳ diễn ra thường xuyên hơn
  • Trầm cảm và khó tập trung…

Đây là tình trạng có dịch lỏng tích tụ dưới bề mặt vết mổ sau phẫu thuật, gây viêm hoặc làm cho vết mổ tuyến giáp bị sưng. Thông thường, tình trạng này sẽ giảm dần sau vài ngày hoặc vài tuần. Nếu tình hình trở nên nghiêm trọng, bạn cần có sự can thiệp của bác sĩ.

10. Biến chứng sau mổ tuyến giáp: Nhiễm trùng

Tỷ lệ mắc phải biến chứng sau mổ tuyến giáp này là khoảng 1/2.000. Do đó, bác sĩ ít khi cho bạn sử dụng kháng sinh để ngăn ngừa tình trạng này. Tuy nhiên, nếu bạn rơi vào tình huống này, bác sĩ sẽ cho bạn dùng kháng sinh hoặc sử dụng các biện pháp khác để điều trị.

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Phẫu thuật tuyến giáp bao lâu thì lành
Phẫu thuật tuyến giáp bao lâu thì lành

Ung thư tuyến giáp là bệnh có tỷ lệ chữa khỏi hoàn toàn lên đến 98%. Đối với việc điều trị, phẫu thuật ung thư tuyến giáp là lựa chọn đầu tiên và đóng vai trò quan trọng.

Nếu so với các loại ung thư khác thì mức độ nguy hiểm của ung thư tuyến giáp tương đối thấp và có thể chữa khỏi hoàn toàn nếu phát hiện và điều trị sớm.

Bệnh có 4 thể chính là ung thư tuyến giáp thể nhú, ung thư tuyến giáp thể nang, ung thư tuyến giáp thể tủy và ung thư tuyến giáp không biệt hóa. Dù khác nhau về đặc điểm nhưng phương pháp điều trị chính của 4 loại ung thư này vẫn là phẫu thuật ung thư tuyến giáp. Tuy nhiên, tùy thuộc vào từng loại mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp mổ phù hợp nhất.

I. Phẫu thuật ung thư tuyến giáp có 2 loại chính

1. Cắt một phần tuyến giáp hay cắt thùy tuyến giáp

Đối với phương pháp phẫu thuật ung thư tuyến giáp này, chỉ có phần thùy chứa tế bào ung thư bị loại bỏ. Thông thường, bác sĩ cũng sẽ cắt bỏ luôn phần eo tuyến giáp (một phần nhỏ của tuyến đóng vai trò như cầu nối giữa thùy trái và thùy phải).

Phẫu thuật cắt một phần tuyến giáp thường được chỉ định trong các trường hợp ung thư tuyến giáp thể nhú và thể nang có kích thước nhỏ đến trung bình (không quá 4cm) và chưa có dấu hiệu lan rộng ra ngoài tuyến giáp. Trong một số trường hợp, phương pháp này cũng có thể dùng để chẩn đoán ung thư tuyến giáp nếu kết quả sinh thiết không rõ ràng.

Ưu điểm của cách mổ ung thư tuyến giáp này là sau phẫu thuật, bạn có thể không cần phải uống thuốc bổ sung hormone tuyến giáp. Ngoài ra, phương pháp này cũng ít có nguy cơ gây ra tình trạng suy tuyến cận giáp, làm ảnh hưởng đến nồng độ canxi trong máu.

Tuy nhiên, sau phẫu thuật, phần tuyến giáp còn lại có thể gây nhiều trở ngại trong việc thực hiện một số xét nghiệm tầm soát ung thư tái phát, chẳng hạn như xét nghiệm thyroglobulin.

2. Phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ tuyến giáp

Đây là là phương pháp phẫu thuật ung thư tuyến giáp phổ biến nhất. Đối với cách điều trị này, toàn bộ tuyến giáp (bao gồm các thùy và eo tuyến giáp) sẽ được loại bỏ thông qua một vết rạch nhỏ khoảng 2,5cm phía trước cổ.

Phương pháp phẫu thuật ung thư tuyến giáp này thường được chỉ định trong trường hợp:

  • Ung thư tuyến giáp thể nhú và thể nang có kích thước lớn hơn 4cm
  • Đã có dấu hiệu lan ra bên ngoài bề mặt của tuyến giáp
  • Lan ra các hạch bạch huyết bên dưới tuyến giáp, các hạch dọc theo hai bên cổ hoặc đã di căn đến các bộ phận khác như phổi, xương hoặc gan.

Sau phẫu thuật cắt toàn bộ tuyến giáp, bạn sẽ cần uống thuốc bổ sung hormone tuyến giáp (levothyroxine) hàng ngày. Tuy nhiên, ưu điểm của cách phẫu thuật này là có thể loại bỏ hết tế bào ung thư ở giai đoạn sớm và có thể dễ dàng kiểm tra tình trạng ung thư tái phát bằng cách quét phóng xạ và xét nghiệm thyroglobulin.

Trong quá trình thực hiện, bác sĩ cũng có thể tiến hành loại bỏ cách hạch bạch huyết gần đó nếu kết quả xét nghiệm cho thấy tế bào ung thư đã lan đến các bộ phận này. Điều này rất quan trọng trong điều trị ung thư tuyến giáp thể tủy và ung thư tuyến giáp không biệt hóa.

Đối với ung thư tuyến giáp thể nhú hoặc thể nang, đa phần chỉ có các hạch bạch huyết to, các hạch bạch huyết gần tuyến giáp có chứa tế bào ung thư mới bị loại bỏ. Còn với những hạch nhỏ có tế bào ung còn sót lại thì có thể được điều trị sau đó bằng I-ốt phóng xạ.

II. Mổ ung thư tuyến giáp có nguy hiểm không?

Nói đến mổ ung thư thì ai cũng sợ hãi, chính vì vậy, rất nhiều người chẳng may mắc bệnh cảm thấy rất băn khoăn không biết ung thư tuyến giáp có nên mổ không, mổ ung thư tuyến giáp có nguy hiểm không.

Thực tế, có nên mổ hay không sẽ còn tùy thuộc vào chỉ định của bác sĩ, căn cứ trên nhiều yếu tố. Mục đích chính của việc mổ ung thư tuyến giáp là loại bỏ tối đa các tế bào ung thư ra khỏi cơ thể để tránh các tế bào này di căn sang các bộ phận khác.

Do đó, nếu bác sĩ đã chỉ định mổ thì phương pháp điều trị này là cần thiết, nó có thể giúp bạn sống lâu hơn và hạn chế những tác động xấu của tế bào ung thư đối với sức khỏe.

Phẫu thuật ung thư tuyến giáp được đánh giá là cách điều trị an toàn. Tuy nhiên, dù vậy, phương pháp này vẫn tiềm ẩn một số rủi ro hiếm gặp như:

  • Khàn giọng hoặc mất giọng tạm thời/vĩnh viễn do dây thần kinh thanh quản (hoặc dây thanh âm) bị tổn thương trong quá trình phẫu thuật.
  • Tổn thương tuyến cận giáp (tuyến nhỏ phía sau tuyến giáp có chức năng điều chỉnh nồng độ canxi), khiến lượng canxi trong máu thấp, gây co thắt cơ và cảm giác tê, ngứa ran.
  • Chảy máu quá nhiều hoặc tụ máu ở cổ
  • Nhiễm trùng sau mổ.

III. Chăm sóc sau phẫu thuật ung thư tuyến giáp như thế nào?

Phẫu thuật ung thư tuyến giáp là cuộc phẫu thuật lớn và có thể mất khoảng 1 – 2 tuần hoặc lâu hơn để hồi phục. Trong thời gian này, bạn có thể gặp phải các vấn đề và một số thay đổi như:

  • Cổ bị đau, cứng, tê và khó chịu do vết mổ. Bác sĩ có thể cho bạn dùng thuốc giảm đau để kiểm soát. Ngoài ra, bạn cũng có thể thử massage cổ, tập vật lý trị liệu để thư giãn các cơ ở cổ. Đồng thời, nên tránh nâng vật trong khoảng 2 tuần sau phẫu thuật.
  • Giọng nói khàn, hơi khác so với bình thường và khó phát ra âm thanh có âm vực cao do dây thanh âm bị tổn thương trong quá trình phẫu thuật. Tình trạng này có thể tạm thời hoặc vĩnh viễn, tuy nhiên, việc mất giọng hoàn toàn thì rất hiếm gặp.
  • Dinh dưỡng: Người bệnh có thể ăn uống sau phẫu thuật vài tiếng. Bạn nên ăn những món mềm, loãng, dễ nuốt. Khi chế biến, có thể ninh lâu hoặc thái nhỏ, xay nhuyễn đồ ăn. Chú ý duy trì chế độ ăn giàu dinh dưỡng
  • Vết mổ và sẹo: Để tránh nhiễm trùng, bạn không được tự ý tháo băng vết mổ khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ. Ngoài ra, cần chú ý giữ vết mổ sạch sẽ, khô thoáng. Khi đã được tháo băng, hãy để vết mổ tiếp xúc nhiều với không khí nhưng cần tránh ánh nắng trực tiếp. Khi vết mổ lành có thể để lại sẹo dài khoảng 5 – 7 cm, ban đầu có màu đỏ nhưng sẽ mờ dần.
  • Tập luyện: Duy trì chế độ tập luyện nhẹ nhàng, tránh vận động mạnh, xoay cổ nhiều và tránh đi bơi trong 2 tuần đầu sau phẫu thuật.
  • Uống hormone tuyến giáp: Nếu phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ tuyến giáp, bạn sẽ cần uống thuốc bổ sung hormone tuyến giáp mỗi ngày. Bạn có thể phải thực hiện xét nghiệm máu thường xuyên để kiểm tra nồng độ hormone tuyến giáp trong máu. Còn với trường hợp chỉ cắt 1 phần thì có thể không cần dùng thuốc. Ngoài ra, tình trạng thay đổi hormone tuyến giáp sau phẫu thuật cũng có thể ảnh hưởng đến tâm trạng. Do đó, nếu thấy lo lắng, hoảng sợ thì cần đi khám ngay.
  • Nồng độ canxi trong máu thấp hơn bình thường, có thể gây đau đầu; ngứa ran ở bàn tay, bàn chân, môi và chuột rút. Nguyên nhân của tình trạng này là do tuyến cận giáp bị ảnh hưởng khi phẫu thuật. Để khắc phục, bạn có thể cần uống thêm viên bổ sung canxi và vitamin D.

Sau phẫu thuật ung thư tuyến giáp, tất cả các mô được loại bỏ đều sẽ được kiểm tra để xác định chắc chắn loại ung thư tuyến giáp bạn đang mắc phải cũng như để xem có cần điều trị tiếp hay không. Một số trường hợp có thể cần phải phẫu thuật một lần nữa để loại bỏ phần có sót lại hoặc thực hiện các cách điều trị khác theo chỉ định như I-ốt phóng xạ, thuốc nhắm trúng đích…

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.