Lý giải vì sao ông Hai nghe câu con trai nói mà nước mắt lại giàn ra và chảy ròng ròng trên mà

Lý giải vì sao ông Hai nghe câu con trai nói mà nước mắt lại giàn ra và chảy ròng ròng trên mà

50 điểm

Đỗ thắm

Tình huống cơ bản của truyện và ý nghĩa của tình huống truyện là gì? Đoạn văn trên nói lên tâm trạng như thế nào của nhân vật Ông Hai? Theo em tình huống nào trong truyện “Làng” đã khiến ông Hai có tâm trạng như vậy? Cho đoạn văn sau: “Nhìn lũ con tủi thân, nước mắt ông lão cứ giàn r
a. Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư? Khốn nạn, bằng ấy tuồi đầu...Ông lão nắm chặt tay lại mà rít lên: - Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này.” (Trích “Làng” - Kim Lân)

Tổng hợp câu trả lời (1)

Tình huống cơ bản của truyện, ý nghĩa tình huống truyện. Tâm trạng của ông Hai trong đoạn văn và tình huống dẫn đến tâm trạng đó: - Tình huống cơ bản của truyện: ông Hai nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc - Ý nghĩa tình huống: Bộc lộ tình yêu làng, yêu nước của ông Hai - Tâm trạng ông Hai trong đoạn trích trên: đau đớn, tủi hồ - Tình huống dẫn đến tâm trạng ông Hai: Khi ông Hai nghe tin làng Dầu theo giặc từ miệng một người phụ nữ tản cư

Câu hỏi hay nhất cùng chủ đề

  • Chép lại chính xác hai câu thơ liên tiếp trong bài thơ em vừa xác định thế hiện rõ nhất lòng biết ơn của con người với biển cả quê hương. Mở đầu một sáng tác, nhà thơ Huy Cận viết: Mặt trời xuống biển như hòn lửa Và tác giả khép lại bài thơ bằng bốn câu: Câu hát căng buồm với gió khơi, Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời Mặt trời đội biền nhô màu mới Mắt cá huy hoàng muôn dặm khơi.
  • a/Ở phần đầu văn bản, Vũ Nương được tác giả là người như thế nào?
  • Xác định thành ngữ trong đoạn thơ trên. Em hiểu ý nghĩa của thành ngữ đó như thế nào?Đọc đoạn thơ sau: ...“Người đồng mình thương lắm con ơi Cao đo nỗi buồn Xa nuôi chí lớn Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn Sống trên đá không chê đá gập ghềnh Sống trong thung không chê thung nghèo đói Sống như sông như suối Lên thác xuống ghềnh Không lo cực nhọc”... (Theo Ngữ văn 9, tập hai)
  • Tình cha con sâu nặng trong cảnh ngộ éo le của ông Sáu và bé Thu (trích văn bản “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng – Ngữ văn 9, tập 1).
  • Cho biết tên tác giả và năm sáng tác của bài thơ đó. Bài thơ Đoàn thuyền đánh cá là một khúc tráng ca về lao động và về thiên nhiên đất nước.
  • Trong đoạn văn, tác giả đã diễn tả nội tâm nhân vật bằng cách nào? Đọc đoạn trích dưới đây và trả lời các câu hỏi: “Bên kia những hàng cây bằng lăng, tiết trời đầu thu đem đến cho con sông Hồng một màu đỏ nhạt, mặt sông như rộng thêm ra. Vòm trời cũng như cao hơn. Những tia nắng sớm đang từ từ di chuyển từ mặt nước lên những khoảng bờ bãi bên kia sông, và cả một vùng phù sa lâu đời của bãi bồi ở bên kia sông Hồng lúc này đang phô ra trước khuôn cửa sổ của gian nhà bác Nhĩ một thứ màu vàng thau xen với màu xanh non – những màu sắc thân thuộc quá như da thịt, như hơi thở của đất màu mỡ. Suốt đời Nhĩ đã từng đi tới không sót một xó xỉnh nào trên trái đất, đây là một chân trời gần gũi, mà lại xa lắc vì chưa hề bao giờ đi đến – cái bờ bên kia sông Hồng ngay trước cửa sổ nhà mình.”
  • Giải nghĩa từ chén đồng và chỉ ra 1 thành ngữ giải nghĩa thành nữa đó và cho biết tác dụng
  • Câu 5.Viết một đoạn văn tổng- phân -hợp khoảng 10 câu trình bày cảm nhận của em về tình cảm bé của bé Thu giành cho ông Sáu được thể hiện trong đoạn trích trên, trong đoạn văn có sử dụng câu cảm thán (gạch chân câu cảm thán đó).
  • “Giữa một vùng sỏi đá khô cằn, có những loài cây vẫn mọc lên và nở những chùm hoa thật đẹp.” Suy nghĩ của em được gợi ra từ hiện tượng trên (bài viết khoảng 350 đến 400 từ).
  • ” – Thiếp cảm ơn đức của Linh Phi, đã thề sống chết cũng không bỏ. Đa tạ tình chàng, thiếp chẳng thể trở về nhân gian được nữa.” (SGK Ngữ văn 9, tập I, trang 48) Ý nghĩa của lời thoại trên trong “Chuyện người con gái Nam Xương”- Nguyễn Dữ?

Tham khảo giải bài tập hay nhất

Loạt bài Lớp 9 hay nhất

xem thêm

Hướng dẫn

1.  Mở Bài

– Giới thiệu tác giả: Kim Lân là một trong những cây bút hiện thực tiêu biểu trong nền văn học Việt Nam, có sở trường về truyện ngắn, ông am hiểu về đời sống sinh hoạt của người nông dân và được mệnh danh là “người một lòng đi về với đất, với người, với thuần hậu nguyên thủy nông thôn”.

– Giới thiệu tác phẩm: Truyện “Làng” được viết trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp, đăng lần đầu trên tạp chí Vàn nghệ năm 1948; là một trong những truyện ngắn thành công nhất của Kim Lân.

– Giới thiệu vấn đề cân nghị luận: Truyện kể về nhân vật ông Hai, một nông dân cắn cù, chất phác, có tình yêu làng, yêu nước, yêu cách mạng thủy chung, son sắt. Đoạn trích cuộc đối thoại giữa ông Hai và đứa con út sau khi ông nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc đã thể hiện cảm động những phẩm chất tốt đẹp của ông.

2. Thân bài

a) Tóm tắt tác phẩm và nêu tình huống truyện

– Truyện kể về ông Hai – người nông dân yêu làng tha thiết nhưng phải đi tản cư. Ngày ngày ông đều chăm chỉ nghe đọc báo trên đài phát thanh để nắm bắt thông tin về cái làng của mình. Nhưng thật không may, ông phải đối diện với thông tin làng mình theo giặc nên vô cùng đau khổ, tủi nhục, giằng xé, sợ hãi. Ông lo lắng không biết rồi sẽ phải đi đâu về đâu? ông nghĩ đến việc về làng rồi lập tức loại bỏ suy nghĩ đó: “Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù”…

Xem thêm:  Nghị luận xã hội về biến đổi khí hậu

-Đoạn trích là cuộc đối thoại giữa hai cha con ông lão sau khi đưa ra quyết định đó.

b) Phân tích nhân vật ông Hai trong đoạn trích

* Nỗi đau đớn của ông Hai khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc

– Mấy hôm liền ông chỉ ru rú ở xó nhà, không dám đi đâu vì tủi hổ, nhục nhã, sợ người ta biết ông là người Chợ Dầu.

– Ông lão ôm đứa con trai út vào lòng, trò chuyện với nó như để giải tỏa nỗi lòng: “Những lúc buổn khổ quá chẳng biết nói cùng ai, ông lão lại thủ thỉ với con như vậy. Ổng nói như để ngỏ lòng mình, như để mình lại minh oan cho mình nữa”

– Chuyện về làng Chợ Dầu như một nỗi ám ảnh, xoắn chặt lấy tâm can ông. Dù đau đớn và tủi nhục, ông vẫn không khỏi hướng về làng nên đã hỏi con:“Thế nhà con ở đâu?… Thế con có thích về làng Chợ Dầu không?”, ông hỏi nó nhưng là hỏi chính lòng mình và câu trả lời của đứa trẻ chính là nỗi lòng của ông.

– Ông lão khóc, nước mất giàn giụa “chảy ròng ròng hai bên má”. Đó là giọt nước mắt của biết bao cay đắng, tủi nhục ê chề mà chỉ những người giàu lòng tự trọng như ông mới có được.

-Tinh yêu cách mạng, lòng tin yêu cụ Hồ của ông lão đã truyền sang cho cả đứa con. Cả hai bố con ông đều một lòng “ủng hộ Cụ Hồ Chí Minh muôn năm!”.

Xem thêm:  Giới thiệu về tác phẩm Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga của Nguyễn Đình Chiểu

-Tinh cảm đó còn thể hiện rõ qua những câu văn nửa trực tiếp – lời văn như lời độc thoại nội tâm của nhân vật: “Anh em đồng chí biết cho bố con ông. Cụ Hồ trên đâu trên cổ xét soi cho bố con ông. Cái lòng bố con ông là như thế đây, có bao giờ dám đơn sai. Chết thì chết, có bao giờ dám đơn sai”. Lời văn rất mộc mạc, giản dị nhưng thấm đẫm tình cảm chân thành và dường như thấm cả những giọt nước mắt của ông lão. ông lão nói với con chính là để giãi bày tiếng lòng và minh oan cho mình vậy. Mỗi lời của ông như một lời thể sắt đá, cả cái chết cũng không làm ông thay đổi!

=> Tinh yêu làng, yêu nước, yêu cách mạng nơi ông thật sâu sắc, mãnh liệt!

– Nhà văn Kim Lân đã tạo dựng một tình huống thử thách tâm lí nhân vật rất đặc sắc, qua đó, tính cách, phẩm chất của nhân vật nổi lên thật rõ ràng. Lối kể, chuyện giản dị, tự nhiên, gẩn gũi; ngòi bút phân tích tâm lí sắc sảo; sự kết hợp hài hòa giữa ngôn ngữ đối thoại và độc thoại nội tâm cũng góp phần tạo nên một hình tượng chân thực và đẹp đẽ về người nông dân Việt Nam.

– Đoạn trích đã cho ta thấy sự phát triển trong nhận thức của người nông dân Việt Nam: tình yêu làng là cơ sở của tình yêu nước, yêu cách mạng song tình yêu nước vẫn bao trùm lên tất cả và là định hướng hành động cho họ.

Xem thêm:  Thuyết minh về cây lúa Việt Nam văn 9

3. Kết Bài

– Khẳng định lại vẻ đẹp của người nông dân Việt Nam và tấm lòng của nhà văn đối với họ.

Từ khóa tìm kiếm:

  • https://nhungbaivanhay vn/dan-y-phan-tich-nhan-vat-ong-hai-trong-doan-trich-ong-lao-om-thang-con-ut-len-long-long-ong-cung-voi-di-duoc-doi-phan html