Phụ nữ làm việc nhiều hơn nam giới

Skip to content

Trang chủ Tin tức Vai trò của phụ nữ và nam giới trong tổ chức cuộc sống gia đình

Phụ nữ làm việc nhiều hơn nam giới

Theo báo cáo của ILO, thu nhập của phụ nữ thấp hơn nam giới (tiền lương tháng thấp hơn 13,7% trong năm 2019) - Ảnh: HÀ QUÂN

Theo báo cáo, nghiên cứu Giới và thị trường lao động ở Việt Nam: Phân tích dựa trên số liệu điều tra lao động - việc làm của ILO cho thấy có hơn 70% phụ nữ Việt Nam trong độ tuổi lao động tham gia lực lượng lao động. Tỉ lệ này trên toàn cầu là 47,2% và tỉ lệ trung bình của khu vực châu Á - Thái Bình Dương là 43,9%.

Mặc dù mức chênh lệch giới trong tỉ lệ tham gia lực lượng lao động ở Việt Nam ít hơn so với thế giới nhưng vẫn ở mức 9,5% suốt thập kỷ qua.

Số liệu điều tra lao động - việc làm (2018) cho thấy gần một nửa số phụ nữ lựa chọn không hoạt động kinh tế vì "lý do cá nhân hoặc liên quan đến gia đình". Trong khi đó, chỉ có 18,9% nam giới không tham gia hoạt động kinh tế viện dẫn lý do này.

Bà Valentina Barcucci - chuyên gia kinh tế lao động của ILO Việt Nam, tác giả chính của nghiên cứu - cho hay: "Bất bình đẳng đối với phụ nữ về chất lượng việc làm và phát triển nghề nghiệp cũng bắt nguồn từ trách nhiệm kép mà họ phải gánh vác. Phụ nữ phải dành thời gian làm việc nhà nhiều hơn gấp đôi so với nam giới".

Báo cáo cũng chỉ ra tỉ lệ phụ nữ đảm nhận các vị trí ra quyết định còn quá thấp. Phụ nữ chiếm gần một nửa lực lượng lao động nhưng chỉ đảm nhận khoảng 1/4 vị trí lãnh đạo, quản lý chung. Chẳng hạn, có 29,7% vị trí lãnh đạo là phụ nữ so với 70,3% nam giới tại khu vực kinh tế nhà nước. Tại khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) là 34,1% phụ nữ so với 65,9% lãnh đạo nam giới.

Bên cạnh đó, báo cáo cho biết phụ nữ dành trung bình mỗi tuần 20,2 giờ để dọn dẹp nhà cửa, giặt quần áo, nấu ăn và đi chợ, chăm sóc gia đình và con cái trong khi nam giới chỉ dành 10,7 giờ cho những công việc này, gần 1/5 nam giới thậm chí không hề dành chút thời gian nào cho việc nhà.

Ngoài ra, tổng số giờ làm hằng tuần của phụ nữ trong quý 2-2020 chỉ bằng 88,8% tổng số giờ làm của họ trong quý 4-2019. Con số này ở nam giới là 91,2%. Tuy nhiên, số giờ làm việc của phụ nữ lại phục hồi nhanh hơn. Trong ba tháng cuối năm 2020, phụ nữ đã làm việc nhiều hơn 0,8% số giờ so với cùng kỳ 2019, trong khi nam giới chỉ làm nhiều hơn 0,6%.

"Những giờ làm tăng thêm này khiến gánh nặng kép họ vốn phải gánh vác càng nặng nề hơn, do họ vẫn phải dành quá nhiều thời gian làm việc nhà so với nam giới", bà Valentina Barcucci nhận định.

Tiến sĩ Chang Hee Lee - giám đốc ILO Việt Nam - cho biết: "Căn nguyên của bất bình đẳng trên thị trường lao động chính là những vai trò truyền thống mà phụ nữ được kỳ vọng phải đảm nhận, và những kỳ vọng này được củng cố bằng các chuẩn mực xã hội".

"Mặc dù ở cấp độ chính sách, Bộ luật lao động 2019 đã mở ra những cơ hội để thu hẹp khoảng cách giới, chẳng hạn như thu hẹp khoảng cách trong độ tuổi nghỉ hưu hay xóa bỏ việc hạn chế phụ nữ tham gia một số ngành nghề nhất định, Việt Nam vẫn còn một nhiệm vụ khó khăn hơn nữa cần phải hoàn thành. Đó là việc thay đổi tư duy của nam giới và của cả chính phụ nữ Việt Nam để từ đó thay đổi hành vi của họ trên thị trường lao động", báo cáo nêu.

HÀ QUÂN

Đây là một trong những nội dung từ Báo cáo nghiên cứu “Giới và Thị trường Lao động ở Việt Nam: Phân tích dựa trên số liệu Điều tra Lao động - Việc làm” công bố hôm nay, 4-3.

Báo cáo nghiên cứu này của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) tại Việt Nam kêu gọi phụ nữ và nam giới thay đổi tư duy, nhằm thay đổi hành vi kinh tế của họ, hướng tới đạt được bình đẳng giới trên thị trường lao động (TTLĐ).

Với tỷ lệ tham gia TTLĐ cao đáng kể, phụ nữ Việt Nam phải đối mặt với nhiều bất bình đẳng kéo dài dai dẳng trên TTLĐ và phải mang trên vai gánh nặng kép vừa đi làm vừa cáng đáng trách nhiệm gia đình nặng nề hơn nhiều so với nam giới.

Nghiên cứu cho thấy, đại dịch Covid-19 không chỉ làm hằn sâu những bất bình đẳng hiện hữu mà còn tạo thêm những bất bình đẳng giới mới.

Hơn 70% phụ nữ Việt Nam trong độ tuổi lao động tham gia lực lượng lao động (LLLĐ). Con số này ở cấp độ toàn cầu là 47,2%, và tỷ lệ trung bình của khu vực châu Á - Thái Bình Dương là 43,9%.

Mặc dù sự chênh lệch giới trong tỷ lệ tham gia LLLĐ ở Việt Nam ít hơn so với thế giới, mức chênh lệch này vẫn duy trì ở mức 9,5% trong suốt thập kỷ qua. Tỷ lệ tham gia LLLĐ của nam giới cao hơn ở nữ giới.

Theo báo cáo nghiên cứu, phân bổ trách nhiệm gia đình không đồng đều trong xã hội Việt Nam có thể là nguyên nhân dẫn tới sự chênh lệch này. Số liệu điều tra Lao động - Việc làm năm 2018 cho thấy, gần một nửa số phụ nữ lựa chọn không hoạt động kinh tế vì “lý do cá nhân hoặc liên quan đến gia đình”. Trong khi, chỉ có 18,9% nam giới không tham gia hoạt động kinh tế viện dẫn lý do này.

Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, không nên nhầm lẫn việc phụ nữ Việt Nam tham gia tích cực vào LLLĐ là chỉ báo cho thấy nữ giới được hưởng cơ hội bình đẳng.

Theo bà Valentina Barcucci, chuyên gia Kinh tế Lao động của ILO Việt Nam, tác giả chính của nghiên cứu: “Trước đại dịch Covid-19, cả phụ nữ và nam giới đều tiếp cận việc làm khá dễ dàng, nhưng nhìn chung, chất lượng việc làm của phụ nữ thấp hơn của nam giới”.

Lao động nữ chiếm đa số trong những việc làm dễ bị tổn thương, đặc biệt là công việc gia đình. Thu nhập của họ thấp hơn của nam giới (tiền lương tháng thấp hơn 13,7% trong năm 2019), bất luận thời giờ làm việc là tương đương với nam giới và chênh lệch giới về trình độ học vấn đã thu hẹp đáng kể.

Tỷ lệ phụ nữ đảm nhận các vị trí ra quyết định còn quá thấp. Phụ nữ chiếm gần một nửa LLLĐ, nhưng chỉ đảm nhận chưa đến 1/4 vị trí lãnh đạo, quản lý chung.

“Bất bình đẳng đối với phụ nữ về chất lượng việc làm và phát triển nghề nghiệp cũng bắt nguồn từ trách nhiệm kép mà họ phải gánh vác,” bà Barcucci cho biết. “Phụ nữ phải dành thời gian làm việc nhà nhiều hơn gấp đôi so với nam giới.”

Phụ nữ dành trung bình mỗi tuần 20,2 giờ để dọn dẹp nhà cửa, giặt quần áo, nấu ăn và đi chợ, chăm sóc gia đình và con cái; trong khi nam giới chỉ dành 10,7 giờ cho những công việc này. Gần 1/5 nam giới thậm chí không hề dành chút thời gian nào cho việc nhà.

Đại dịch Covid-19 đã khiến tổng số thời giờ làm việc sụt giảm đáng kể trong quý II năm 2020 và mới chỉ được phục hồi trong nửa cuối năm. Phụ nữ là đối tượng phải chịu tổn thất về thời giờ làm việc nặng nề nhất.

Tổng số giờ làm hằng tuần của phụ nữ trong quý II năm 2020 chỉ bằng 88,8% tổng số giờ làm của họ trong quý IV năm 2019, con số này ở nam giới là 91,2%.

Tuy nhiên, số giờ làm việc của phụ nữ lại phục hồi nhanh hơn. Trong ba tháng cuối năm 2020, phụ nữ đã làm việc nhiều hơn 0,8% số giờ so với cùng kỳ năm 2019, trong khi nam giới chỉ làm nhiều hơn 0,6%.

 “Những phụ nữ làm việc nhiều giờ hơn bình thường trong nửa cuối năm 2020 có lẽ là để bù đắp cho các khoản thu nhập bị mất trong quý II,” bà Barcucci nhận định. “Số giờ làm tăng thêm này khiến gánh nặng kép họ vốn phải gánh vác càng nặng nề hơn, do họ vẫn phải dành quá nhiều thời gian làm việc nhà so với nam giới.”

Đại dịch Covid-19 không chỉ làm gia tăng những bất bình đẳng vốn hiện hữu trong TTLĐ Việt Nam mà còn tạo nên những bất bình đẳng mới. Trước đại dịch, hầu như không có sự chênh lệch trong tỷ lệ thất nghiệp giữa nam giới và phụ nữ, nhưng tình trạng này đã xuất hiện từ quý III năm 2020.

 Tiến sĩ Chang-Hee Lee, Giám đốc ILO Việt Nam nhấn mạnh: “Mặc dù ở cấp độ chính sách, Bộ luật Lao động 2019 đã mở ra những cơ hội để thu hẹp khoảng cách giới, chẳng hạn như thu hẹp khoảng cách trong độ tuổi nghỉ hưu hay xóa bỏ việc hạn chế phụ nữ tham gia một số ngành nghề nhất định, Việt Nam vẫn còn một nhiệm vụ khó khăn hơn nữa cần phải hoàn thành. Đó là việc thay đổi tư duy của nam giới và của cả chính phụ nữ Việt Nam, để từ đó thay đổi hành vi của họ trên TTLĐ.”

XUÂN ANH

Những ông chồng vốn rất tự hào về công việc của mình. Tuy nhiên, khi vợ bạn lớn tiếng chỉ bởi vì bạn không thể thực hiện nhiều nhiệm vụ cùng lúc, nghĩa là không phải cô ấy đang tấn công bạn. Cô ấy chỉ muốn tấn công vào hành vi của bạn mà thôi.

Nếu thực sự không thể làm nhiều việc cùng lúc, hãy cố gắng phân bổ việc nhà trong khoảng thời gian cố định. Có thể để vợ làm những việc lặt vặt vào những ngày trong tuần, trong khi bạn sẽ giúp đỡ thêm vào cuối tuần.

Đối với người con

Thách thức con bạn với các vấn đề tập trung đơn giản nhưng không cung cấp tất cả các giải pháp. Hãy để chúng tự giải quyết vấn đề một cách thật sáng tạo. Ví dụ, bạn có thể đề ra một cuộc săn tìm kho báu bằng cách đặt câu đố và gợi ý cho chúng tự tìm kiếm và khám phá.

Đừng cung cấp các tiện ích và điện thoại thông minh cho các con quá sớm. Hãy để con được đi lang thang dạo chơi ngoài trời, tất nhiên là dưới sự giám sát của người lớn. Ngay cả khi chúng đã đủ trưởng thành để sử dụng các thiết bị này, hãy áp dụng thời gian nói không với thiết bị kỹ thuật số. Ví dụ, bạn có thể đề ra luật cấm sử dụng điện thoại di động trước khi đi ngủ.

Rõ ràng, nghiên cứu chỉ ra người phụ nữ trung bình thì vẫn giỏi hơn đối với việc thực hiện nhiều nhiệm vụ cùng lúc so với một người đàn ông bình thường, do bởi sự khác biệt trong cách họ được kết nối từ cấu trúc não bộ. Tuy nhiên, nam giới có thể học hỏi từ phụ nữ để biết được cách tổ chức dưới áp lực cao và ngược lại.

Đối với gia đình, điều quan trọng cần phải nhớ là luôn tạo ra những cuộc trò chuyện cởi mở và trung thực với bạn đời của bạn và tìm giải pháp. Đối với những trẻ nhỏ trong gia đình, hãy nhớ cần phải thách thức chúng để kích thích tư duy sáng tạo cho con và hạn chế thời gian sử dụng các tiện ích trên thiết bị kỹ thuật số nhé.

Qua những thông tin trên, bạn có thể hiểu được một phần sự khác biệt giữa nam và nữ. Do đó, hãy phân công các nhiệm vụ một cách thông minh để cả hai đều có thể hoàn thành công việc hiệu quả hơn nhé.