Tại sao tp hcm không áp dụng chỉ thị 16

Giữa bối cảnh F0 cộng đồng gia tăng chóng mặt, các cơ sở cách ly, điều trị y tế rơi vào tình trạng quá tải, TP.HCM đã khẩn trương, quyết liệt áp dụng các biện pháp cứng rắn nhằm ngăn chặn Covid-19 thông qua chỉ thị 11. Cụ thể, từ 0h ngày 23/8, TP.HCM thực hiện nguyên tắc “ai ở đâu ở yên đó” theo công văn số 2718 của UBND TP.HCM.

Tại sao tp hcm không áp dụng chỉ thị 16

Chỉ thị 11 là quyết định mới nhằm tăng cường siết chặt các biện pháp phòng, chống Covid-19 với yêu cầu “ai ở đâu ở yên đó”, nhà cách ly với nhà, tổ dân phố với tổ dân phố, phường xã cách ly với phường xã,…

Sau 82 ngày giãn cách xã hội theo nhiều chỉ thị số 10, 12, 15, 16 và 19, tối ngày 22/8/2021, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong vừa ký chỉ thị khẩn số 11 nhằm nâng cao giãn cách xã hội và các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 triệt để  tại 312 xã, phường trên địa bàn Thành phố.

Theo đó, việc siết chặt giãn cách xã hội dựa trên 4 yếu tố: Trung ương tăng cường thêm quân đội, công an, y tế cùng với lực lượng thành phố sẵn có; Bổ sung thêm thiết bị, thuốc men phù hợp với tình hình dịch bệnh đang tăng nhanh; Cung cấp thêm lương thực phẩm cho người dân và cuối cùng thực hiện nghiêm các biện pháp nâng cao, siết chặt so với Chỉ thị 16.

Chỉ thị số 11 tại TP.HCM được ban hành nhằm thực hiện Công điện số 1099/CĐ-TTg ngày 22/08 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường giãn cách xã hội và các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19.

Để đảm bảo mục tiêu kiểm soát dịch bệnh trên địa bàn TP.HCM trước ngày 15/9, UBND TP.HCM yêu cầu Thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND TP.Thủ Đức, các quận, huyện và các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố tổ chức thực hiện triệt để, nghiêm ngặt, quyết liệt, hiệu quả tăng cường giãn cách xã hội với các biện pháp như sau: (1)

  • Thực hiện “xây dựng mỗi phường, xã, thị trấn; mỗi cơ quan, nhà máy, xí nghiệp là một pháo đài phòng, chống dịch”, người dân là “chiến sĩ”, yêu cầu người dân không ra khỏi nhà, “ai ở đâu thì ở đó”. Trong đó lấy người dân là trung tâm phục vụ, là chủ thể trong phòng chống dịch. Đây là trách nhiệm, là nghĩa vụ và quyền lợi của mỗi người dân để bảo vệ sức khỏe cho chính mình, gia đình mình và cộng đồng.
  • UBND TP.Thủ Đức và các quận, huyện ra quyết định về việc thực hiện giãn cách xã hội triệt để, nghiêm ngặt, tăng cường, nâng cao các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn 312 phường, xã, thị trấn.
  • Thành lập tổ công tác đặc biệt tại các phường, xã, thị trấn, để thực hiện công tác kiểm tra, nhắc nhở, tuyên truyền, vận động người dân thực hiện tốt giãn cách xã hội; đi chợ thay cho người dân, thực hiện an sinh xã hội.
  • Tăng cường kiểm soát các nhóm đối tượng được phép lưu thông trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội. Thực hiện tốt công tác chăm lo an sinh xã hội; hỗ trợ bổ sung đầy đủ cho các đối tượng còn thiếu trong gói hỗ trợ an sinh số 2, thực hiện các biện pháp hỗ trợ chủ nhà trọ; chuẩn bị 2 triệu túi an sinh, đảm bảo nguyên tắc không bỏ sót những trường hợp khó khăn; chuẩn bị các suất ăn dinh dưỡng cung cấp cho các trường hợp F0 có hoàn cảnh khó khăn.
  • Tăng cường các biện pháp để kiểm soát, khống chế dịch bệnh, hạn chế tối đa tử vong. Trong đó, thần tốc xét nghiệm diện rộng toàn thành phố, đặc biệt người dân trong “vùng đỏ” để sớm phát hiện các trường hợp F0.
    Đẩy nhanh tiến độ tiêm vắc xin Covid-19, tổ chức các hình thức tiêm chủng phù hợp ở các khu phong tỏa, chung cư với thời gian linh hoạt; các đội tiêm chủng phải được trang bị đầy đủ trang thiết bị, quần áo bảo hộ. Các địa phương thành lập thêm 400 Trạm y tế lưu động; được trang bị các túi thuốc, 3-5 bình oxy, máy đo SpO2, dụng cụ xét nghiệm nhanh.
  • TP.HCM đảm bảo cung ứng hàng hóa, lương thực thực phẩm thiết yếu cho người dân trong giai đoạn giãn cách với tinh thần không để người dân nào thiếu ăn, thiếu mặc.
  • TP.HCM quản lý hoạt động của đội ngũ người giao hàng (shipper) trong tổ chức phân phối hàng hóa đến các hộ dân.
  • Tăng cường kiểm tra, giám sát các doanh nghiệp, chỉ được tiếp tục hoạt động nếu đảm bảo các yêu cầu của Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19.

Nhằm đẩy lùi đại dịch Covid-19, sớm đưa cuộc sống về “trạng thái bình thường mới”, Thủ tướng Chính phủ và UBND TP.HCM đã ban hành nhiều chỉ thị, biện pháp cấp bách về giãn cách xã hội để siết chặt, ngăn chặn sự lây lan của virus SARS-CoV-2 qua nhiều giai đoạn gồm:

Đây là chỉ thị “nới lỏng” các biện pháp hạn chế về giãn cách xã hội để phục vụ phòng, chống dịch Covid-19 được Thủ tướng Chính phủ được ban hành vào ngày 24/4/2020 trong diễn biến dịch bệnh mới. Chỉ thị 19 quy định các nội dung gồm: đảm bảo quán triệt sâu sắc quan điểm “chống dịch như chống giặc”; tạm đình chỉ hoạt động các cơ sở kinh doanh dịch vụ không thiết yếu; các sự kiện chính trị, kinh tế, xã hội thực sự cần thiết được tổ chức,…

Ngày 27/3/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ra Chỉ thị số 15/CT-TTg yêu cầu thực hiện giãn cách xã hội. Theo đó, Chỉ thị quy định các địa phương không được phép tổ chức hoạt động, các sự kiện tập trung từ 20 người trong 1 phòng; đối với các khu vực bên ngoài công sở, trường học, bệnh viện, không tập trung từ 10 người trở lên; người dân được yêu cầu giữ khoảng cách tối thiểu 2 mét tại các địa điểm công cộng. Đồng thời, chỉ thị khuyến cáo người dân hạn chế đi lại, nhất là từ các tỉnh, thành phố có dịch đến các địa phương khác.

Ngày 31/3/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 16/CT-TTg về các biện pháp cấp bách trong quá trình phòng, chống dịch Covid-19. Theo đó, Chỉ thị 16 đã nâng giãn cách xã hội lên mức cao hơn, đảm bảo thực hiện nghiêm theo nguyên tắc cách ly, yêu cầu người dân ở tại nhà và chỉ ra ngoài khi thực sự cần thiết.

Chị thị số 10 là quyết định mới được ban hành vào tối ngày 19/6/2021, nhằm quán triệt và triển khai thực hiện nghiêm túc, đồng bộ, hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch, tuyệt đối tuân thủ nghiêm các quy định, không chủ quan, lơ là, thiếu trách nhiệm. Chỉ thị số 10 triển khai trên nguyên tắc tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 15 và tăng cường thêm các biện pháp kiểm soát nhằm ngăn chặn dịch bệnh xâm nhập, lây lan.

Là chỉ thị mới nhằm tăng cường một số biện pháp thực hiện các biện pháp của Chỉ thị số 16 được Ban thường vụ Thành uỷ TP.HCM ban hành vào ngày 22/7/2021. Theo đó, chỉ thị số 12 yêu cầu người dân thực hiện nghiêm túc các biện pháp: “đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người”; đảm bảo khoảng cách “cá nhân với cá nhân, gia đình với gia đình”; thu hẹp các nhóm đối tượng được phép hoạt động trong thời gian thực hiện Chỉ thị 16,…

Đây là chỉ thị khẩn mới nhất được UBND TP.HCM ban hành vào tối ngày 22/08/2021, đảm bảo thực hiện triệt để, nghiêm ngặt, quyết liệt, hiệu quả tăng cường giãn cách xã hội và các biện pháp phòng chống dịch Covid-19.

Tại sao tp hcm không áp dụng chỉ thị 16

Nhằm kiểm soát dịch Covid-19 tại các địa phương, nhiều chỉ thị với mức độ nghiêm ngặt khác nhau đã được triển khai thực hiện.

Ngày 23/08/2021, UBND TP.HCM có công văn số 2800/UBND-VX điều chỉnh, bổ sung các lực lượng được ưu tiên và không yêu cầu có giấy đi đường khi qua chốt gồm:

  • Lực lượng cán bộ, nhân viên ngành y tế có thẻ ngành y tế hoặc giấy đi đường do Sở Y tế, thủ trưởng các cơ sở y tế được thành lập theo quy định pháp luật
  • Người dân đi tiêm vắc xin có tin nhắn báo lịch tiêm hoặc giấy báo mời tiêm và kèm giấy chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân để trình cho chốt kiểm soát
  • Nhân viên hệ thống phân phối (siêu thị, cửa hàng tiện lợi, cửa hàng cung cấp lương thực thực phẩm) có thẻ nhân viên và giấy xác nhận công tác của đơn vị; chỉ áp dụng cho đến khi có giấy đi đường do Công an TP cấp.

Ngoài ra, chỉ thị số 11 của TP.HCM quy định 18 nhóm đối tượng được phép lưu thông từ 0h ngày 23/08/2021 gồm:

  • Cán bộ, công chức viên chức, người lao động thuộc cơ quan Đảng, chính quyền, Đoàn thể, Mặt trận Tổ quốc (MTTQ). Người làm việc trong lĩnh vực thiết yếu về tài chính: ngân hàng, chứng khoán.
  • Người lao động tại đơn vị thuộc ngành giao thông vận tải. Người lao động thuộc các đơn vị hoạt động tại Cảng Hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất; Cảng Tân Cảng Cát Lái.
  • Nhân viên giao hàng của hệ thống phân phối được hoạt động trong địa bàn 1 quận/huyện từ 6h-18h. Nhân viên làm việc liên quan xuất nhập khẩu hàng hóa được hoạt động từ 6h-18h, số lượng và phạm vi do Sở Công Thương quyết định từng trường hợp. Nhân viên của hệ thống phân phối, điện lực không giới hạn phạm vi và thời gian hoạt động.
  • Người lao động tại các đơn vị thuộc ngành xây dựng (cấp thoát nước, công viên, cây xanh, hạ tầng kỹ thuật). Công ty bảo trì, sửa chữa, ứng cứu hệ thống hạ tầng trang thiết bị của cơ quan, tòa nhà, chung cư.
  • Nhân viên y tế và lực lượng hỗ trợ y tế tham gia phòng, chống dịch Covid-19 (không hạn chế số lượng); người cung ứng thuốc, vật tư y tế, bảo trì trang thiết bị y tế tại cơ sở y tế.
  • Nhân viên làm nhiệm vụ hỗ trợ hoạt động ngoại giao; nhân viên cơ quan lãnh sự, ngoại giao đi thi hành nhiệm vụ đột xuất.
  • Lực lượng hỗ trợ, cứu trợ (bếp ăn từ thiện, lực lượng thiện nguyện…) thuộc điều phối của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể và tổ chức chính trị xã hội; Lực lượng hỗ trợ, cứu trợ thuộc Thành Đoàn TP.HCM; Hội Liên hiệp Phụ nữ TP.HCM.
  • Lực lượng cung ứng dịch vụ viễn thông, báo chí, hạ tầng công nghệ thông tin; cung ứng dịch vụ bưu chính Nhà nước.
  • Dịch vụ công chứng.
  • Nhân viên vệ sinh môi trường của các đơn vị trực thuộc TP.HCM, hoạt động tang lễ.
  • Các công ty cung cấp dịch vụ bảo vệ; Nhân viên khách sạn, nhà nghỉ phục vụ cách ly y tế và lực lượng phòng, chống dịch do cấp huyện, xã trưng dụng; Nhân viên giao hàng của đơn vị cung ứng lương thực, thực phẩm, suất ăn, trang thiết bị, vật tư y tế; Nhân viên ngành phục vụ sản xuất, cửa hàng xăng dầu, gas; Nhân viên cơ sở sản xuất thực phẩm (bánh mì, tàu hũ, bún, hủ tiếu…), cơ sở cung ứng suất ăn công nghiệp; Lực lượng cung ứng dịch vụ công ích, xây dựng, bảo trì công trình, trang thiết bị;… Lực lượng khác của ngành y tế.
  • Người dân đi tiêm vắc xin Covid-19; Tổ Covid-19 cộng đồng; Lực lượng thu gom rác dân lập; Cấp cứu, khám chữa bệnh định kỳ, người dân về quê theo kế hoạch (riêng nhóm này không cần giấy đi đường).
  • Người đi chợ thay.
  • Công tác kiểm dịch động, thực vật.
  • Công ty bảo hiểm (chỉ thực hiện hoạt động liên quan công tác giám định, lập hồ sơ bồi thường và giải quyết quyền lợi bảo hiểm cho khách hàng).
  • Nhân viên cơ sở lưu trú (khách sạn, nhà nghỉ…) phục vụ cách ly người nước ngoài, nhân viên y tế… do Sở Du lịch quản lý.
  • Các trường cao đẳng, trung cấp nghề nghiệp (mỗi trường 10 giấy) do Sở Lao động – thương binh và xã hội tổng hợp danh sách và báo số lượng về Công an TP.
  • Nhân viên giao hàng bằng phương tiện vận tải của đơn vị cung ứng lương thực, thực phẩm, suất ăn thuộc các đơn vị, doanh nghiệp đang thực hiện sản xuất theo phương thức “3 tại chỗ”, “1 cung đường 2 điểm đến” trong khu chế xuất, khu công nghiệp. Ban Quản lý các khu chế xuất và công nghiệp tổng hợp danh sách và báo số lượng về Công an TP.

Đáng chú ý, từ 0h 23/8 đến 6/9, tất cả cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp của thành phố và Trung ương đóng trên địa bàn thành phố sẽ thực hiện “3 tại chỗ” hoặc “1 cung đường, 2 điểm đến”. Những trường hợp này phải có mặt tại cơ quan, đơn vị trước 0h ngày 23/8, tối đa 1/4 tổng số người của đơn vị.

Trong kế hoạch 2716 về Triển khai công tác xét nghiệm SARS-CoV-2 trên địa bàn TP.HCM (từ ngày 15/08/2021), thành phố đã đánh giá và phân loại thành các vùng cụ thể với tiêu chí trong phạm vi tổ dân phố, tổ nhân dân như sau:

Mức nguy cơ Vùng Tiêu chí
Bình thường mới Vùng xanh Trên 14 ngày không có F0 mới
Bình thường mới Vùng cận xanh Trong 7 ngày không có F0 mới
Nguy cơ Vùng vàng 1 hộ gia đình có F0 trong 7 ngày nhưng không tiếp xúc hộ khác trong tổ
Nguy cơ cao Vùng cam 2 hộ gia đình có F0 trong 7 ngày; hoặc 1 hộ gia đình có F0 trong 7 ngày và có tiếp xúc hộ khác trong tổ
Nguy cơ rất cao Vùng đỏ Trên 3 hộ gia đình có F0

Để cung ứng hàng hóa cho người dân trong điều kiện siết chặt giãn cách xã hội, UBND TP.HCM đã làm việc với các quận, huyện và TP. Thủ Đức cùng hệ thống bán lẻ trên địa bàn về việc cung cấp hàng hóa và an sinh xã hội khi thành phố thực hiện “ai ở đâu ở yên đó”.

Cụ thể, với người dân chưa cần hỗ trợ, tổ công tác sẽ đi chợ giúp, người dân trả tiền, 1 lần/1 tuần. Với những người khó khăn sẽ nhận được các gói hỗ trợ thông qua các túi an sinh. Trước đó, theo hướng dẫn, người dân ở “vùng xanh” và “vùng vàng” có điều kiện được đi chợ 1 lần/ 1 tuần.

Tại sao tp hcm không áp dụng chỉ thị 16

Từ 0h ngày 23/08, người dân TP.HCM sẽ được Tổ hậu cần địa phương, Tổ Covid-19, tình nguyện viên, công an, quân đội “đi chợ hộ”.

Trong 2 tuần thực hiện chỉ thị số 11, các điểm cung ứng hàng hóa vẫn mở cửa hoạt động. Sở Công Thương TP.HCM cho biết toàn thành phố có 3.000 điểm cung ứng hàng hóa gồm siêu thị, chợ, cửa hàng tiện lợi… Hiện tại, thành phố chỉ có 194/234 chợ truyền thống; 3 chợ đầu mối; 168/2.895 cửa hàng tiện lợi; 9/106 siêu thị tạm ngưng hoạt động.

Trong 2 tuần tới, các địa phương sẽ xét nghiệm toàn bộ hộ dân “vùng đỏ” bằng phương thức test nhanh, mẫu gộp.

Ngoài ra, thành phố bổ sung xét nghiệm một số đối tượng: Nhân viên siêu thị, lái xe vận chuyển hàng hóa, nhân viên cửa hàng thuốc tây, nhân viên công ty môi trường đô thị, công ty dịch vụ công ích thu gom rác (lái xe, thu gom rác), lực lượng trực các chốt, lực lượng hỗ trợ phòng, chống dịch, nhân viên cửa hàng xăng dầu (7 ngày/lần).

Thành phố triển khai phương án xét nghiệm virus Corona với từng vùng nguy cơ gồm:

Khu vực Loại xét nghiệm Tần suất Mục tiêu
Vùng bình thường mới (xanh – cận xanh) Xét nghiệm PCR gộp 10 2 lần cách nhau 7 ngày Giải phóng vùng sạch
Vùng nguy cơ (vàng) Xét nghiệm PCR gộp 5 Xét nghiệm ngẫu nhiên, có trọng điểm, đại diện các hộ gia đình Chuyển vùng vàng thành vùng xanh
Vùng nguy cơ cao (cam – đỏ) Xét nghiệm gộp kháng nguyên nhanh Xét nghiệm theo hộ gia đình Biến khu phong tỏa thành điểm phong tỏa
Khu phong tỏa Xét nghiệm gộp kháng nguyên nhanh Xét nghiệm theo hộ gia đình; Xét nghiệm lại mỗi 5-7 ngày Thu hẹp phong tỏa, tiến tới giải phong tỏa
Ngoài khu phong tỏa Xét nghiệm PCR mẫu đơn/gộp; hoặc kháng nguyên nhanh Xét nghiệm ngẫu nhiên người có triệu chứng; hoặc vùng nguy cơ (theo hộ gia đình) Phát hiện sớm F0
F0 phát hiện tại cộng đồng Xét nghiệm PCR mẫu đơn hoặc xét nghiệm kháng nguyên nhanh Xét nghiệm ngẫu nhiên người có triệu chứng; có yếu tố nguy cơ như trên 65 tuổi, có bệnh lý nền, béo phì; có yếu tố dịch tễ. Phát hiện sớm F0

Trong khi số bệnh nhân mới mắc Covid-19 vẫn duy trì ở mức cao, hệ thống điều trị rơi vào quá tải nghiêm trọng, nhiều cơ sở không còn chỗ để tiếp nhận bệnh nhân. Để đáp ứng kịp thời, TP.HCM tiến hành lập 400 trạm y tế lưu động (1 bác sĩ; 2 y tá, điều dưỡng; 4 tình nguyện viên) tại các khu vực nhiều F0, cụ thể:

  • Trạm y tế được trang bị các túi thuốc, 3-5 bình oxy, máy đo SpO2, dụng cụ test nhanh… Sở Y tế chuẩn bị 100.000 túi thuốc điều trị F0 tại nhà.
  • Trạm y tế lưu động có chức năng chăm sóc F0 tại nhà, điều trị nhiều bệnh lý khác, tiêm vắc xin… Dự kiến, mỗi trạm y tế lưu động quản lý và chăm sóc 50-100 F0 trên địa bàn thông quan phần mềm “Hệ thống quản lý người cách ly và người bệnh Covid-19” và “Khai báo y tế điện tử”.
  • Nhân viên trạm y tế lưu động di chuyển bằng xe máy, xe taxi để vận chuyển F0 tới các tầng điều trị.

F0 phát hiện qua xét nghiệm sẽ được phân tầng điều trị:

  • Tầng 1: Triển khai gói chăm sóc F0 tại nhà và 153 cơ sở cách ly tập trung (23.898 giường) cho F0 không triệu chứng, không bệnh nền hoặc có bệnh nền ổn định.
  • Tầng 2: Cấp cứu và điều trị các trường hợp F0 có triệu chứng từ nhẹ, trung bình đến nặng tại 74 bệnh viện điều trị Covid-19 (49.392 giường).
  • Tầng 3: Hồi sức chuyên sâu F0 nặng và nguy kịch tại 8 bệnh viện hồi sức Covid-19 (3.883 giường).

Theo Công văn 2718 của UBND TP.HCM, người đi tiêm vắc xin Covid-19 thuộc diện được phép ra đường. Do đó, trong thời gian 2 tuần siết chặt giãn cách xã hội, người dân vẫn được đi tiêm vắc xin theo sự tổ chức của địa phương.
TP.HCM đặt mục tiêu đến 15/9, tối thiểu 70% người dân trên 18 tuổi ở thành phố được tiêm 1 mũi vắc xin Covid-19 và 15% người dân được tiêm 2 mũi.

Tại sao tp hcm không áp dụng chỉ thị 16

Người đi tiêm vắc xin thuộc nhóm đối tượng được phép tham gia lưu thông khi TP.HCM thực hiện “ai ở đâu ở yên đó”.

Chỉ thị số 11 của TP.HCM quy định doanh nghiệp được tiếp tục hoạt động nếu đảm bảo tổ chức sản xuất an toàn trong điều kiện phòng, chống dịch theo 4 phương án:

  • Phương án 1: “3 tại chỗ” hoặc “3 tại chỗ theo kíp”.
  • Phương án 2: “1 cung đường – 2 điểm đến” hoặc “1 cung đường – 2 điểm đến” mở rộng (tổ chức nhiều nơi lưu trú tập trung và đưa đón công nhân đến nơi làm việc).
  • Phương án 3: “4 xanh” – lao động xanh, nơi làm việc xanh, nơi ở xanh, cung đường xanh.
  • Phương án 4: Kết hợp các phương thức nêu trên.

Trên đây là những thông tin cần biết về Chỉ thị 11 với các biện pháp tăng cường cứng rắn để ngăn chặn Covid-19 hiệu quả. Trước bối cảnh số ca mắc và tử vong do SARS-CoV-2  gia tăng kỷ lục, mỗi người dân cần nâng cao ý thức, tuân thủ các quy định phòng, chống dịch, thực hiện nghiêm giãn cách xã hội, không được chủ quan, không lơ là, mất cảnh giác, thực hiện tiêm chủng vắc xin Covid-19 khi có cơ hội, không nên trì hoãn hay “kén chọn”.