Tại sao xét nghiệm ADN lại tìm ra quan hệ huyết thống sinh học 10

  NHỮNG CÂU HỎI VÀ TRẢ LỜI THƯỜNG GẶP VỀ XÉT NGHIỆM ADN

1. Xét nghiệm ADN là gì?

"Là phép xét nghiệm dùng ADN (Axit DeoxyriboNucleic) có trong các tế bào của cơ thể chúng ta để xác định quan hệ huyết thống. Theo di truyền học, 23 nhiễm sắc thể có trong tế bào trứng của người mẹ và 23 nhiễm sắc thể có trong tinh trùng của người cha kết hợp với nhau để sinh ra người con. 46 nhiễm sắc thể này có trong mỗi tế bào của cơ thể chúng ta, 23 lấy từ mẹ và 23 lấy từ bố. Xét nghiệm ADN cho phép kiểm tra xem có đúng người con lấy các nhiễm sắc thể của người bố nghi vấn hay không."

2. Xét nghiệm ADN chính xác đến mức nào?

"Xét nghiệm huyết thống bằng ADN là cách xét nghiệm chính xác nhất hiện nay. Nếu các mẫu ADN của mẹ, con và bố nghi vấn khớp với nhau trong từng gen thì độ chính xác có quan hệ huyết thống đạt tới 99.99999...% hoặc cao hơn. Điều đó có nghĩa là trên thực tế người đàn ông được xét nghiệm ở đây chính là bố của người con.

 Nếu hai mẫu ADN của người con và bố nghi vấn không khớp với nhau từ hai gen trở lên, thì người đàn ông này phải loại trừ 100% và khả năng để là cha của đứa trẻ là 0%."

3.Trẻ bao nhiêu tuổi thì có thể tiến hành xét nghiệm?

"Trẻ con có thể xét nghiệm từ khi chưa sinh ra, như vậy không có giới hạn nào về tuổi khi xét nghiệm huyết thống. Có thể thực hiện xét nghiệm ADN với một lượng mẫu rất nhỏ (1/4 giọt máu) hoặc một tăm bông chứa các tế bào trong miệng, hoặc một mẩu nhỏ cuống rốn đã rụng, hoặc một chân tóc, như vậy trẻ sơ sinh có thể xét nghiệm rất dễ dàng. Để xét nghiệm huyết thống trước khi sinh có thể dùng nước ối có chứa các tế bào của thai nhi khi thai mới 3 tháng."

4. Người mẹ có cần tham gia vào xét nghiệm hay không?

"Không cần. Xét nghiệm huyết thống bằng ADN có thể thực hiện không cần mẹ. Nếu như các mẫu ADN của bố nghi vấn và con không khớp với nhau thì khả năng người đàn ông là bố của đứa bé bị loại trừ 100%. Nếu các mẫu khớp với nhau thì khả năng người đàn ông đó là bố đạt tới 99,99999...% hoặc cao hơn."

5. Cần dùng những loại mẫu nào để xét nghiệm?

"Xét nghiệm huyết thống có thể tiến hành với nhiều loại tế bào như mẫu máu, tế bào bên trong má, mẫu mô, móng tay, gốc tóc, cuống rốn v.v...Các xét nghiệm sẽ có cùng độ chính xác như nhau, vì tất cả các tế bào trong cùng một cơ thể đều có cùng một loại ADN."

6. Kết quả xét nghiệm có ý nghĩa gì?

"Kết quả xét nghiệm phụ hệ (xét nghiệm huyết thống) bằng ADN cho phép kết luận người bố nghi vấn có phải là người bố sinh học (bố thật) hay không. Nếu là bố thì xác suất cao hơn 99,99999...%, nếu không phải thì xác suất là 100%."

7. Nên đi xét nghiệm ADN ở đâu?         

"Hiện nay, các dịch vụ xét nghiệm huyết thống ở ta mở ra rất nhiều, vì phần lớn không cần đầu tư, chỉ cần một không gian nhỏ, làm văn phòng, nhận khách, lấy mẫu rồi gửi đi nơi khác thuê làm dưới danh nghĩa "liên kết", "hợp tác". Họ có những trang web trình bày rất đẹp, viết rất hay, nhưng vẫn để lộ những sai sót, vô lý và nhiều nơi tự xưng uy tín nhất, tốt nhất, hàng đầu Việt Nam mà họ không hiểu rằng những từ đó phải để khách quan đánh giá...nhưng nếu không để ý sẽ khó nhận biết. Điều đó gây lúng túng cho những người có nhu cầu xét nghiệm. Cho nên cần tìm hiểu thật kỹ, trực tiếp, ít nhất 2 nơi rồi hãy xét nghiệm."

8. Xét nghiệm bằng loại mẫu nào là chính xác nhất?

"Loại mẫu nào cũng chính xác. Sự khác biệt ở đây giữa các mẫu khác nhau chỉ ở khâu tách chiết ADN. Cần có những qui trình khác nhau dùng cho các mẫu khác nhau ở khâu này."

9. Xét nghiệm "tự nguyện" và "làm thủ tục hành chính" khác nhau như thế nào?

"Chỉ khác nhau về thủ tục. Công nghệ xét nghiệm hoàn toàn giống nhau."

Xem thêm

10. Tại sao nói kết quả xét nghiệm của Trung tâm đạt chuẩn quốc tế?

a. Vì các bộ gen mà Trung tâm đang sử dụng để xét nghiệm là chính những bộ gen mà quốc tế đang dùng. Chúng bao gồm toàn bộ bộ gen CODIS của FBI, chứa đầy đủ các gen trong bộ chuyên dụng của Mạng lưới châu Âu về khoa học hình sự (ENFSI), Interpol, Mạng lưới cảnh sát Australia...

b. Kết quả xét nghiệm ADN ở Trung tâm có thể so sánh đối chiếu với bất kỳ kết quả nào của các phòng thí nghiệm tiên tiến trên thế giới. Thí dụ, con xét nghiệm tại Trung tâm ADN, bố xét nghiệm tại Mỹ, so sánh 2 kết quả có thể kết luận có phải 2 bố con hay không. Trung tâm ADN đã tiến hành những trường hợp như vậy với Hoa Kỳ, CHLB Đức, Hàn Quốc, Đài Loan ...

11. Kết quả xét nghiệm tại Trung tâm có thể làm bằng chứng trước tòa án, hay làm thủ tục tại các sứ quán, sở tư pháp không? 

"Hoàn toàn được. Từ khi thành lập (năm 2004) đến nay Trung tâm ADN đã thực hiện hàng nghìn trường hợp như vậy theo yêu cầu chính thức của các cơ quan đó."

12. Có phải xét nghiệm bằng mẫu móng tay dễ bị nhiễu gen và không ra kết quả?

"Không. Tại Trung tâm ADN không có khái niệm "nhiễu gen". Tất cả mẫu móng tay đều cho kết quả tốt."

13. Tại sao có sự khác nhau về lệ phí giữa xét nghiệm 4h và xét nghiệm 3 ngày? Phải chăng độ chính xác cũng khác nhau?

"Độ chính xác hoàn toàn giống nhau vì cả 2 xét nghiệm cùng được thực hiện bởi cùng một công nghệ và qui trình như nhau.

Còn lệ phí thì khác nhau vì công suất của máy chạy mỗi lần được hàng trăm mẫu. Hóa chất thì một lần "mở hộp" có thể chạy hàng trăm ca. Nếu để lại lâu sẽ quá hạn. Tương tự như khi đi máy bay, nếu mua vé bình thường thì máy bay sẽ chở hàng trăm hành khách cùng trong một chuyến, nếu ta cần đi ngay theo yêu cầu riêng thì phải thuê một máy bay đi một mình. Giá phải trả tất nhiên tăng lên nhiều lần."

14. Có xét nghiệm huyết thống và chẩn đoán bệnh di truyền cho thai nhi được không?

"Hoàn toàn được. Xét nghiệm bằng 3ml nước ối. Nước ối của thai 3 tháng trở lên có chứa nhiều tế bào của thai nhi.

Nhiều người quan tâm đến độ mạo hiểm của chọc ối. Xin thưa, với những thai phụ có nhóm máu hiếm Rh- thì chọc ối có thể gây xảy thai. Nhưng rất may, ở Việt nam nhóm máu này chỉ có ở vài người trong số hàng vạn người. Đại đa số là những người có nhóm máu Rh+. Với những người này độ an toàn gần như tuyệt đối. Chúng tôi khuyên trước khi đi xét nghiệm ADN, thai phụ nên xác định nhóm máu Rh ở bất cứ bệnh viện nào, chỉ mất độ 30 đến 50 ngàn đồng và 40 đến 50 phút.

Hiện nay, trên thế giới có nơi đang thử nghiệm và mới chỉ là thử nghiệm xác định ADN trước sinh bằng máu ngoại vi của mẹ, không chọc ối. Nhưng độ chính xác rất thấp vì công nghệ chưa hoàn thiện và mất rất nhiều thời gian (trên 3 tuần), lệ phí cũng rất cao."

      Nếu như bạn là fan hâm mộ thường xuyên theo dõi những bộ phim hình sự, hẳn bạn sẽ không còn xa lạ gì với cảnh tượng 1 tên cướp đột nhập vào căn hộ, vô tình để rơi lại một vài cọng tóc, và bất hạnh thay cho hắn, cọng tóc này lại trở thành một chứng cứ quý hơn vàng để tống hắn vào thẳng xà lim. Nhưng làm cách nào mà những nhà điều tra có khả năng nhận diện tên cướp chỉ thông qua một sợi tóc? Làm sao họ có thể biến chúng thành tang chứng đủ khả năng đưa hắn ra trước vành móng ngựa?

Tại sao xét nghiệm ADN lại tìm ra quan hệ huyết thống sinh học 10

     Câu trả lời nằm ở công nghệ nhận diện qua ADN. Không chỉ tồn tại trên phim ảnh, công nghệ này đã phát triển với tốc độ như vũ bão trong một vài thập kỷ trở lại đây. Bắt đầu từ năm 1985, khi Alec Jeffreys và cộng sự lần đầu tiên khám phá ra vai trò của ADN trong những cuộc điều tra tội phạm, và sau đó những bằng chứng dựa trên ADN ngày càng đóng vai trò quan trọng hơn, không những trong việc nhận diện tội phạm, mà còn giúp những người vô tội thoát khỏi vòng lao lý. Vì sao ADN lại có khả năng nhận diện lớn đến vậy? Quay trở lại một chút với những bài giảng sinh học lớp 12: ADN của bạn được cấu trúc nên từ 4 loại nucleotide, và chính cách sắp xếp rất đa dạng của những nucleotide này làm cho ADN của bạn trở nên độc nhất vô nhị – nó chỉ có thể là của bạn chứ không phải của ai khác (chỉ trừ những trường hợp bạn có một người anh em song sinh nào đó).

     Tất nhiên, việc bắt giữ một tên tội phạm nào đó thông qua sử dụng những chứng cứ ADN này không đơn giản như những gì bạn thấy trên phim ảnh. Hãy cùng đến với bước đầu tiên của công việc này- thu thập chứng cứ.

Thu thp chng c

     Từ nhiều năm nay, dấu vân tay đã trở thành một tiêu chuẩn vàng trong việc khởi tố một nhân vật nào đó. Nhưng với sự phát triển vượt bậc của công nghệ ADN, ngai vàng này giờ đã thuộc về những bằng chứng ADN – vì dù cho những tên tội phạm này có cẩn thận đến mức nào đi chăng nữa, hắn cũng sẽ để lại một thứ gì đó ở lại hiện trường. Tóc, máu, da, mồ hôi, chất nhờn…, chỉ cần vài tế bào của hắn nằm lại hiện trường đã là quá đủ cho việc nhận diện.

     Vì những lý do này, cơ quan chức năng luôn dành một sự quan tâm đặc biệt cho hiện trường vụ phạm tội. Nhân viên cảnh sát và các thám tử thường được theo sát bởi các kỹ thuật viên thu thập chứng cứ – để chắc chắn rằng những mẫu bằng chứng này không bị làm hỏng. Trong khi thu thập chứng cứ, họ cũng rất thận trọng, luôn né tránh đi qua những nơi có thể có sự hiện diện của những bằng chứng ADN. Họ cũng cực kỳ hạn chế việc chuyện trò, hắt hơi, ho, hay động chạm vào những vật ở hiện trường.

Những thứ sau thường sẽ là nguồn tìm kiếm ADN “ưa thích”:

1. Vũ khí: ví dụ như gậy gộc, rìu, dao…, nơi mà máu, mồ hôi, da… thường hiện diện.

2. Mũ hay mặt nạ: bạn có thể dễ dàng nhặt được vài sợi tóc, mồ hôi hay đơn giản chỉ là…gàu.

3. Bàn chải đánh răng, đầu lọc thuốc lá, chai uống dở, tem…, những nơi mà chắc chắn bạn sẽ tìm ra nước bọt của nghi phạm.

4. Khăn giấy hoặc bông tăm, có thể chứa chất nhầy, máu, mồ hôi hoặc ráy tai.

5. Một chiếc bao cao su đã qua sử dụng – địa điểm không thể hợp lý hơn cho việc tìm kiếm tinh trùng, dịch âm đạo, hay…. tế bào thành trực tràng.

6. Một chiếc dũa móng tay, nơi có thể chứa những tế bào vảy bong ra ngoài.

Khi các nhà điều tra đã tìm ra bằng chứng, họ sẽ đặt nó vào một chiếc túi giấy hoặc phong bì, không phải vào túi nhựa như những gì bạn thường thấy trên phim. Điều này rất quan trọng, vì túi nhựa luôn duy trì một độ ẩm hằng định, do đó các DNA có thể sẽ bị tổn thương. Mặt khác, ánh sáng mặt trời và nhiệt độ cũng có thể làm hỏng những bằng chứng này, do đó, chúng phải luôn được giữ ở một nhiệt độ hằng định (nhiệt độ phòng).

     Cuối cùng, những chiếc túi này phải được dán nhãn, và trên nhãn bắt buộc phải có những thông tin sau: vật liệu, nơi nó được tìm thấy và nơi nó sẽ được chuyển đến. Đó là một chuỗi những thủ tục, đảm bảo cho mẫu bằng chứng có đầy đủ tính pháp lý khi chúng được di chuyển đi để bắt đầu tiến hành phân tích.

Phân tích chng c

     Từ hiện trường vụ án, những bằng chứng ADN này sẽ được chuyển đến những phòng thí nghiệm để bắt đầu tiến hành công việc phân tích ADN. Hãy cùng điểm qua những công nghệ phân tích thường được sử dụng.

     Kỹ thuật Restriction fragment length polymorphism – RFLP (tạm dịch: phân tích đa hình chiều dài đoạn cắt giới hạn): là một trong những kỹ thuật đầu tiên được sử dụng trong việc phân tích ADN, nguyên lý cơ bản chủ yếu dựa trên việc phân tích chiều dài của các sợi ADN, bao gồm cả những cặp base được lặp đi lặp lại. Chiều dài của ADN trong bằng chứng thu thập sẽ được so sánh với một ADN mẫu. Và phương pháp này đòi hỏi mẫu chứng cứ phải hoàn toàn không bị nhiễm bẩn.

Tại sao xét nghiệm ADN lại tìm ra quan hệ huyết thống sinh học 10

     Kỹ thuật khảo sát STR (Short tandern repeat): tiến bộ lớn nhất của kỹ thuật này đó là việc đòi hỏi mẫu chứng cứ có kích thước nhỏ gọn hơn nhiều so với phương pháp trên. Mẫu ADN sẽ được khuyếch đại thông qua phương pháp PCR (polymerase chain reaction – tạm dịch: kỹ thuật khuyếch đại chuỗi). Một cách ngắn gọn, các kỹ thuật viên sẽ làm cho mẫu ADN ban đầu nhân lên theo đúng cách mà nó được nhân lên trong tự nhiên. Và sau đó, trình tự ADN này sẽ được so sánh với trình tự ADN mẫu, từ đó các nhà điều tra có thể nhận diện tên tội phạm.  

     Có thể thấy, điểm chung của hai phương pháp trên đó là mẫu chứng cứ phải được giữ nguyên vẹn. Tuy nhiên, không phải bao giờ sự đời cũng được như ý muốn, và khi đó, bạn sẽ cần đến những kỹ thuật phức tạp hơn.

     Một trong những tình huống thường gặp là một vụ án có sự tham gia của nhiều đối tượng nam giới (rất thường gặp trong những vụ tấn công tình dục), và cách tốt nhất để giải quyết tình huống này là dựa vào kỹ thuật đánh dấu nhiễm sắc thể Y. Đúng như tên gọi của nó, kỹ thuật này sẽ chỉ tập trung vào việc phân tích những gen nằm trên nhiễm sắc thể Y. Vì nhiễm sắc thể Y chỉ có ở nam giới, do đó những gen trên nhiễm sắc thể này có thể được dùng để nhận dạng chính xác ADN nào thuộc về quý ông nào.

     Một tình huống khác, khi những mẫu vật thu thập được lại là những bằng chứng sinh học kiểu như tóc, xương hay răng. Kỹ thuật RFLP hay STR sẽ không có giá trị trong trường hợp này, vì ADN trong những mẫu vật trên đã bị phân hủy, không còn nguyên vẹn. Do đó, những nhà điều tra sẽ cần đến kỹ thuật phân tích ADN ty thể. Thực tế, kỹ thuật này tỏ ra rất hữu dụng đối với những vụ án đã “đóng băng”: một vụ giết người, một vụ mất tích hay một cái chết không rõ nguyên nhân. Bằng chứng trong những vụ án này thường chỉ là những chứng cứ sinh học không hoàn chỉnh về cấu trúc ADN, hoặc do thời gian điều tra đã kéo dài dẫn đến việc các mẫu chứng cứ không được bảo quản tốt. Kỹ thuật phân tích ADN ty thể thực sự đã trở thành cứu cánh cho những nhà điều tra trong tình huống này, giúp họ phá án và tóm gọn hung thủ.

Đối chng

     Hãy cùng xem xét trường hợp đối tượng bị tình nghi đang có mặt tại đấy. Mọi chuyện trở nên thật đơn giản, bạn chỉ cần lấy một mẫu ADN của đối tượng, sau đó so sánh với mẫu ADN bạn đã thu thập được tại hiện trường.

Tags: adn, xét nghiệm adn, xét nghiệm tội phạm