Tính trung thực khách quan trong công tác là gì năm 2024

MỘT VÀI SUY NGHĨ VỀ TÍNH TRUNG THỰC, TRÁCH NHIỆM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC CỦA HỒ CHÍ MINH Ở TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH NINH THUẬN

BÀI THAM LUẬN HỘI THẢOKHOA HỌC CẤP TRƯỜNG LẦN II/2015

MỘT VÀI SUY NGHĨ VỀ TÍNH TRUNG THỰC,TRÁCH NHIỆM

THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC CỦA HỒ CHÍMINH Ở TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH NINH THUẬN.

Phan Thị Thanh Kiều

Phòng Khoa học-TTTL

Theo GS. Hoàng Chí Bảo, đặttrung thực trong chủ đề học tập và làm theo Bác năm 2015 lên hàng đầu vì trungthực là cái cốt lõi của đạo đức. Trung thực với Đảng, với nhân dân, trung thựcvới anh em, đồng đội, trung thực với chính bản thân mình. Trung thực là tự đánhgiá, tự phê bình, để thực hiện phê bình. Trung thực đặt lên hàng đầu để chốnglại sự giả dối. Trong chính trị, trung thực còn chống lại cả chủ nghĩa cơ hội.Người có đạo đức phải là người trung thực. Trung thực từ suy nghĩ, đến việclàm, hành động, ứng xử. Sâu xa và quan trọng nhất là trung thực với chính nhândân của mình. Nhân dân là người chủ, cán bộ đảng viên là đầy tớ, công bộc củangười dân. Người trung thực là người biết nhận lỗi, dũng cảm nhận lỗi và cóquyết tâm sửa lỗi. Nhân dân coi đó là thước đo tinh thần trách nhiệm đối vớingười dân như thế nào. Người trung thực thì sẽ có lòng tự trọng, biết trọngdanh dự, trọng liêm sỷ, trọng khí tiết. Như thế mới chống được tham nhũng, màtham nhũng này không phải xảy ra trong dân, mà xảy ra ở những người có chức, cóquyền từ nhỏ đến lớn. Ngoài những biện pháp về tăng cường luật pháp, nâng caosức mạnh của thể chế, chế tài để nghiêm trị những hành vi tham nhũng gây tổnhại đến dân, đến nước, thì bản thân mỗi người phải có ý thức về lòng tự trọngvà liêm sỷ, để không làm những vấn đề xấu xa đó. Trung thực còn có tác dụnggiúp cho Đảng ta đẩy mạnh giáo dục đạo đức, thì mới có thể có sức mạnh tinhthần và đạo đức, hỗ trợ cho việc chống tham nhũng có hiệu quả. Đẩy lùi đượcquốc nạn tham nhũng, dân mới tin Đảng, tin chế độ. Uy tín của Đảng mới đượcnâng cao. Người trung thực là người biết trọng chân lý và trọng đạo lý, nhất lànhững người có học, biết nhận ra lẽ phải và sai trái, biết phê phán cái sai,khẳng định cái đúng. Hiệu quả sâu xa là bảo vệ lợi ích và quyền lợi của ngườidân, chống lại tất cả những gì vi phạm quyền làm chủ của dân, lấy dân làm chủ.Đó cũng là tính trách nhiệm.

- Trung thực trong tư tưởng, đạo đức Hồ ChíMinh mang nội dung đạo đức cao quý của người cộng sản, những người đã công khainói về sự tự nguyện hy sinh, cống hiến cả cuộc sống của mình cho mục tiêu giảiphóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người. Trong công việc,trung thực phải luôn luôn gắn bó với trách nhiệm.

- Trách nhiệm là điều phải làm, phảigánh vác hoặc phải nhận lấy về mình. Chủ tịch Hồ Chí Minh coi trách nhiệm làviệc phải làm, không thể thoái thác. Trách nhiệm là bổn phận của mỗi người, dùở cương vị nào. Ý thức trách nhiệm của mỗi cá nhân là sự tự ý thức về các côngviệc phải làm, “nhận rõ phải, trái, đúng sai”, tự mình xác định việc cần làm.Trên cơ sở có ý thức đúng đắn, tự giác, tích cực thực hiện trách nhiệm của mìnhlà “có tinh thần trách nhiệm cao”.

- Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, biểu hiện cụthể của trung thực và trách nhiệm là nói đi đôi với làm. Đó là nguyên tắc thựchành đạo đức, là biểu hiện sinh động, cụthể của việc quán triệt sâu sắc nguyên tắc thống nhất giữa lý luận với thựctiễn, giữa suy nghĩ và hành động trong một con người. Trung thực, trách nhiệmlà phải nói và làm đúng với chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, phápluật của Nhà nước, chống chủ nghĩa cá nhân, không được vì lợi ích cá nhân mànói sai, làm sai. Nắm vững mục tiêu lý tưởng của Đảng trong toàn bộ tiến trìnhcách mạng và được cụ thể hóa bằng đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách,pháp luật của Nhà nước trong từng giai đoạn để thực hiện cho đúng, để tuyêntruyền, giáo dục, vận đông nhân dân làm theo cho đúng. Trung thực, trách nhiệmcũng có nghĩa là kiên quyết bảo vệ chân lý, bảo vệ cái đúng, cái tích cực; dũngcảm đấu tranh với những cái sai, khuyết điểm, cái tiêu cực; nghiêm khắc tự phêbình, phê bình, thẳng thắn nhìn nhận khuyết điểm của cá nhân và tổ chức mình,cầu thị, tích cực sửa chữa hạn chế, khuyết điểm.

- Với cán bộ, đảng viên, trung thực, tráchnhiệm, trước hết là trách nhiệm với Tổ quốc, với Đảng, với nhân dân, sau đó làtrách nhiệm với bản thân, gia đình, quê hương. Xây dựng, rèn luyện bản lĩnhvững vàng, có niềm tin vào mục tiêu, lý tưởng cách mạng của Đảng, phấn đấu vìcuộc sống tự do, ấm no, hạnh phúc của nhân dân.

Hồ Chí Minh là một tấm gương sáng về trungthực, trách nhiệm với mình, với người, với việc, thể hiện trong tư tưởng và lẽsống của Người.

Từ lòng yêu nước, Người xác định tráchnhiệm của mình là phải cứu nước và suốt đời phấn đấu vì mục tiêu, lý tưởng đó.Ra đi tìm đường cứu nước, Hồ Chí Minh mang theo hoài bão, khát vọng giành lạinền độc lập cho Tổ quốc, hạnh phúc cho nhân dân. Người đã xác định trách nhiệmcủa người dân đối với Tổ quốc, nhất là khi Tổ quốc lâm nguy, hoặc trong nhữnggiai đoạn khó khăn, gian khổ. Những hoạt động của Người trong thời gian tìmđường cứu nước (1911-1920) là công việc tự giác, là trách nhiệm của một ngườidân đối với Tổ quốc, đối với dân tộc, nhân dân mình. Suốt gần mười năm trải quabao khó khăn, gian khổ, tìm tòi, khám phá, chiêm nghiệm, cuối cùng Người đã tìmđược con đường cứu nước, giải phóng dân tộc.

Tấm gương trung thực, trách nhiệm của HồChí Minh thể hiện trong lối sống trọng danh dự, trung thực, giữ chữ tín, nói điđôi với làm, nêu gương, làm gương trước. Người khẳng định: “Tự mình phải chínhtrước, mới giúp được người khác chính. Mình không chính, mà muốn người khácchính là vô lý”. “Nếu chính mình tham ô bảo người ta liêm khiết có được không?Không được. Mình trước hết phải siêng năng, trong sạch thì mới bảo người tatrong sạch, siêng năng được”. Lối sống, phong cách của Hồ Chí Minh thể hiện rõphương pháp: muốn người khác nghe theo thì phải là con người có tấm lòng trongsáng, phải chính tâm, phải thật sự là tấm gương.

Yêu cầu của việc học tập và làm theo tấmgương đạo đức Hồ Chí Minh về trung thực, trách nhiệm là mỗi chúng ta, nhất làcán bộ, đảng viên, cần xây dựng lối sống trung thực, trách nhiệm. Phải thật sựtrung thực, trách nhiệm với chính mình, với gia đình, người thân; trung thực,trách nhiệm với bạn bè, đồng chí, với Tổ quốc và nhân dân. Phải khắc phục chođược tình trạng thiếu trung thực, dối mình, dối người, dối Đảng, dối dân. Phảichống lại thói ích kỷ, tính tham lam; kiên quyết đấu tranh với thói vô cảm,“đục nước béo cò” khi người khác gặp hoạn nạn.

- Học tập và làm theo tấm gương đạo đức HồChí Minh về trung thực, trách nhiệm phải tạo ra sự chuyển biến về tình cảm vànhân cách: tôn trọng chân lý, yêu cái đúng, ghét cái sai, tôn trọng sự thật, lẽphải; sống ngay thẳng, thật thà, dũng cảm nhận lỗi khi mình mắc khuyết điểm.Phải tự giác phấn đấu, rèn luyện đạo đức, tự phê bình, phê bình, cầu thị, sửachữa khuyết điểm, khắc phục những mặt hạn chế, tiêu cực, phát huy ưu điểm vàmặt tích cực.

Muốn đoàn kết, xây dựng Đảng trongsạch, vững mạnh phải nâng cao được nhận thức cho cán bộ, đảng viên và nhân dân.Phải giáo dục đạo đức trong Đảng về tính trung thực, tính trách nhiệm, giáo dụctrong cán bộ đảng viên về sự gắn bó máu thịt mật thiết với dân. Đoàn kết để xâydựng Đảng trong sạch vững mạnh. Việc giáo dục nhận thức này không chỉ tuyêntruyền là đủ, phải làm sao kích thích, tạo ra được động lực cho mỗi một cá nhântự mình học tập và nghiên cứu. Phải đọc những bài nói, bài viết của Bác, vềcuộc đời sâu sắc của Bác. Phải thấy được Bác đã thực hành điều này như thế nàotrong suốt cuộc đời, học như thế để nâng cao nhận thức.

Phải xây dựng chương trình hành độngtrong từng tổ chức Đảng, từ chi bộ trở lên, cho tới chương trình hành động củatừng cán bộ, đảng viên cho tới công chức, viên chức, người lao động. Nó phảiđảm bảo yêu cầu thiết thực, cụ thể, xuất phát từ những công việc được giao, từnhững chuyên môn của mình, từ cương vị của mình để thực hiện một cách tốt nhấttheo phương châm “nói ít, làm nhiều”, chủ yếu là hành động; luôn luôn khôngquên lời Bác dặn là nêu gương. Đảng viên chấp hành Điều lệ Đảng như một bộ luậtcủa Đảng. Đồng thời, đảng viên cũng là công dân, nhưng phải là công dân gươngmẫu.

Thực trạng, hiện nay có một số ít bộ phận cán bộ,đảng viên, công chức, viên chức, của chúng ta nổi lên những tiêu cực, suy thoáivề lối sống thực dụng, sai lệch mục tiêu lý tưởng, nói một đằng làm một nẻo,không trung thực. Khi mắc sai lầm thì không dám nhận, không có tinh thần sửasai mà còn đổ lỗi cho hoàn cảnh, đổ lỗi cho khách quan. Trong cuộc họp kiểmđiểm, phê bình thì né tránh, du di nhưng ngoài lề lại bàn luận một cách sôinổi, đem lỗi của người này người nọ ra để làm trò mua vui trong lúc lãng phíthì giờ làm việc.Vậy thử hỏi nếu không nêu cao tính trung thực, thật thà thìmột ngày nào đó mình sẽ phải tin ai ? Quần chúng nhân dân có còn tin vào Đảng,vào người lãnh đạo đất nước nữa hay không ? Một khi niềm tin bị đánh cắp thìhậu quả sẽ nguy hiểm thế nào ?

Để thức tỉnh lại đức tính trung thực, thật thà dámnghĩ, dám nói, dám làm trong mỗi con người mới xã hội chủ nghĩa của chúng tangày nay, theo suy nghĩ bản thân tôi cần thực hiện có hiệu quả một số nhiệm vụsau:

- Mỗi cá nhân luôn vững vàng về chính trị, quyết tâmphấn đấu hy sinh cho mục tiêu, lý tưởng của Đảng, là người công dân gương mẫu, người lao động giỏi,làm việc với chất lượng tốt và hiệu quả cao; trung thực trong cuộc sống, tậntuỵ trong công việc.

- Có chí tiến thủ, tích cực học tập, tựrèn luyện để nâng cao kiến thức, phẩm chất và năng lực phù hợp với chức tráchvà nhiệm vụ được giao; Chủ động sáng tạo, nắm vững nguyên lý, áp dụng giảiquyết trong công việc một cách nhanh chóng, khoa học, tránh dập khuôn máy móc.

- Luôn đề cao kỷ luật, xây dựng và bảo vệ sự đoànkết thống nhất, thực hiện tốt nội quy, quy chế trong cơ quan, đơn vị. Tôn trọngvà chấp hành đúng nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và hoạt động củacơ quan, đơn vị.

- Thẳng thắn phê và tự phê bình một cách trung thực,nhằm góp ý cho đồng chí, đồng nghiệp sửa chữa khuyết điểm kịp thời hoàn thànhtốt nhiệm vụ, cùng nhau góp sức xây dựng cơ quan, đơn vị vững mạnh mọi mặt.

- Thủ trưởng cơ quan, đơn vị cần khích lệ, biểudương tinh thần phê và tự phê, trung thực, thẳng thắn trong thực hiện nhiệm vụ,để từ đó mỗi cá nhân tự hoàn thiện mình trong suy nghĩ và hành động nhằm bảo vệvà xây dựng sự đoàn kết trong nội bộ cơ quan góp phần bảo vệ vững chắc nền độclập của quốc gia, dân tộc.

Trung thực, thẳn thẳng là đứctính rất cần thiết trong cuộc sống. Trong thời đại hiện nay, nhất là khi chúngta đang trong thời kỳ hội nhập với nền kinh tế tri thức toàn cầu thì đức tínhtrung thực lại càng cần thiết hơn bao giờ hết vì sống trung thực giúp chúng tanâng cao phẩm giá, làm lành mạnh các mối quan hệ xã hội và sẽ được mọi ngườitin yêu, kính trọng. Vì vậy, mỗi người cần xác định đúng tư tưởng để có mộttương lai tốt đẹp.

Trườngchính trị tỉnh có một vai trò và vị trí hết sức quan trọng: Là trung tâm đàotạo, bồi dưỡng cán bộ chủ chốt cho hệ thống chính trị từ cấp xã đến cấp tỉnh. Là trung tâm nghiên cứu khoa họcxã hội nhân văn của tỉnh. Trách nhiệm của người giảng viên trường chính trịcũng hết sức nặng nề và to lớn, như chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhắc nhở giữa haiđức tính con người là đức và tài. Người nhấn mạnh đức là cái gốc của người cáchmạng.

Cótài mà không có đức thì làm việc gì cũng không thành công. Đức là cái tâm trongsáng, là lối sống vì dân tộc, vì mọi người.

Dođó để người giảng viên trường Chính trị đáp ứng tốt hơn các công việc đượcgiao, thì điều đầu tiên chúng ta là phải "học tập và làm theo tấm gương trung thực, trách nhiệm của Người"đó là thường xuyên kiên trì tự giác, tự nguyện đề cao tinh thần tự phê bình vàphê bình: phải nêu tấm gương tốt để hàng ngày giáo dục lẫn nhau, gắn việc rènluyện tính trung thực với thực tiễn công tác của mình. Cần phải rửa sạch nhữngthói hẹp hòi, phô diễn, tự đại, ỷ lại, lười biếng... Mỗi người, mỗi ngày phảitự kiểm điểm, tự phêbình, tự sửa chữa như mỗi ngày phải rửa mặt.

Bêncạnh đó phải gắn liền với chống chủ nghĩa cả nhân: là chống quan liêu, háchdịch, bệnh nịnh trên, coi thường dưới, bệnh hẹp hòi hình thức, bệnh làm việc qua loa, vô kỷ luật,bệnh tranh giành địa vị, tư lợi, lợi dụng, bệnh lười học, lười nghĩ, bệnh thíchngười ta tâng bốc mình, bệnh ưa sai khiến người khác, bệnh tham lam, bệnh sinhhoạt xa hoa, bệnh hữu danh vô thực, bệnh "cận thị", bệnh ba hoa…

Tómlại, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về trung thực, tráchnhiệm là quá trình "vừa xây, vừa chống" đó là không ngừng tu dưỡng,rèn luyện đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân.

Mỗi một con người hôm qua còn là vĩ đại, nhưng ngàymai sẽ không như thế nếu không rèn luyện thường xuyên, sa vào chủ nghĩa cá nhân.

Thựchiện những lời căn dặn của Bác Hồ đối với trường Chính trị, chúng ta cần nghiêncứu kỹ, quán triệt và thực hiện một cách nghiêm túc những nội dung đạo đức HồChí Minh để tuyên truyền, giảng dạy, giáo dục thật tốt ở tất cả các lớp họcviên và các thế hệ học viên do nhà trường đào tạo. Điều quan trọng hơn, là đểmỗi cán bộ đảng viên là giảng viên, là cán bộ công chức của nhà trường soi vàođó mà tu dưỡng, mà rèn luyện, mà điều chỉnh những suy nghĩ, hành vi, việc làmcủa mình ngày càng hoàn thiện hơn để mỗi một thầy giáo, cô giáo, mỗi một cán bộcông chức là một tấm gương sáng về đạo đức cách mạng cho các thế hệ học viên vàquần chúng noi theo đó chính là chúng ta đã học tập và làm theo tấm gương đạođức Hồ Chí Minh về trung thực, một cách có hiệu quả nhất, thiết thực nhất và cũnglà để góp phần cùng với toàn đảng, toàn dân gìn giữ cho tấm gương đạo đức Chủ Tich Hồ Chí Minh về trung thực, trách nhiệm sángmãi và sống mãi với các thế hệ người Việt Nam, sống mãi với non sông đất nướcta trong mọi thời kỳ, trong mọi hoàn cảnh.