Vì sao Đông Nam Bộ có mật độ dân số cao

Giải Bài Tập Địa Lí 9 – Bài 31: Vùng Đông Nam Bộ giúp HS giải bài tập, các em sẽ có được những kiến thức phổ thông cơ bản, cần thiết về các môi trường địa lí, về hoạt động của con người trên Trái Đất và ở các châu lục:

   – Vùng Đông Nam Bộ bao gồm: thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu.

   – Tiếp giáp:

      + Phía tây giáp với 2 vùng là Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ.

      + Phía đông nam giáp với Biển Đông.

      + Phía tây nam tiếp giáp Đồng bằng sông Cửu Long.

* Ý nghĩa vị trí địa lý của vùng Đông Nam Bộ:

   – Gần các vùng nguyên liệu lớn của cả nước: Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long.

   – Giáp vùng biển thuận lợi để phát triển kinh tế biển đặc biệt đây là vùng biển giàu tiềm năng về dầu khí.

   – Giáp với ngã tư đường hàng hải và hàng không thế giới.

   – Có TP. Hồ Chí Minh- trung tâm văn hóa chính trị, đầu mối quan trọng của vùng cũng như cả nước.

Như vậy vùng Đông Nam Bộ có vị trí thuận lợi để phát triển kinh tế – xã hội, giao lưu, trao đổi với các vùng khác và các nước trong khu vực và thế giới.

   – Đặc điểm tự nhiên trên đất liền của vùng Đông Nam Bộ:

      + Địa hình thoải

      + Đất badan và đất xám

      + Khí hậu cận xích đạo nóng ẩm

      + nguồn thủy sinh tốt, phông phú.

      ⇔ tiềm năng phát triển kinh tế trên đất liền:

      + Địa hình thoải thuận lợi để xây dựng các công trình xây dựng, cơ sở hạ tầng, nhà máy…

      + Đất badan, đất xám, khí hậu cận xích đạo nóng ẩm, nguồn thủy sinh tốt thuận lợi hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm (cao su, cà phê, điều, hồ tiêu), cây công nghiệp hằng năm (lạc, đậu tương, mía, thuốc lá), cây ăn quả…

   – Vùng Đông Nam Bộ có điều kiện phát triển mạnh kinh tế biển:

      + Khai thác dầu khí: vùng thềm lục địa nông, rộng, giàu tiềm năng dầu khí.

      + Giao thông biển: gần ngã tư đường hàng hải quốc tế, bờ biển thuận lợi xây dựng các cảng biển.

      + khai thác thủy sản biển: có ngư trường lớn, nguồn cá tôm dồi dào.

      + Du lịch biển: có nhiều bãi tắm nổi tiếng, có Côn Đảo thu hút khách du lịch.

   – Phải bảo vệ và phát triển rừng đầu nguồn, hạn chế ô nhiễm nước của các dòng sông ở Đông Nam Bộ vì:

      + Thực trạng: Phần lớn diện tích Đông Nam Bộ là đồng bằng cao và đồi thấp, khí hậu cận xích đạo với mùa khô kéo dài 4 – 5 tháng, diện tích rừng đầu nguồn trong các năm gần đây suy giảm.

   – Vấn đề bảo vệ và phát triển rừng đầu nguồn sẽ góp phần:

      + Duy trì nguồn nước ngầm, đảm bảo nước cho sản xuất nông nghiệp vào mùa khô và cho sinh hoạt dân cư.

      + Điều tiết chế độ nước các con sông( sông Bé, sông Sài Gòn) vào mùa mưa – khô, góp phần hạn chế thiên tai như lũ quét, sạt lở xói mòn…vào mùa mưa, đồng thời đảm bảo đủ nguồn nước cung cấp cho sản xuất công – nông nghiệp, sinh hoạt của dân cư vào mùa khô.

      + Bảo vệ và phát triển rừng đầu nguồn sẽ duy trì nguồn sinh thủy của vùng, góp phần bảo vệ và cân bằng môi trường sinh thái của Đông Nam Bộ.

   – Phải hạn chế ô nhiễm nước của các dòng sông ở Đông Nam Bộ vì: Đông Nam Bộ là vùng có tốc độ công nghiệp hóa, đô thị hóa diễn ra mạnh, tập trung nhiều khu công nghiệp, tình trạng ô nhiễm nguồn nước sông do các chất thải có xu hướng tăng trong các năm qua, tác dộng tiêu cực đến sản xuất (nông nghiệp, công nghiệp, nghề cá), sinh hoạt dân cư và du lịch

Tình hình dân cư, xã hội ở vùng Đông Nam Bộ so với cả nước:

   – Đông Nam Bộ là vùng đông dân, lực lượng lao động dồi dào nhất là lao động lành nghề.

   – Mật độ dân số cao (năm 1999: mật độ dân số của vùng là 434 người/km2, cả nước là 233 người/km2).

   – Tỉ lệ gia tăng tự nhiên dân số của vùng bằng cả nước (1,4% năm 1999).

   – Tỉ lệ dân thành thị khá lớn, chiếm hơn 1/2 dân số của vùng (năm 1999: tỉ lệ dân thành thị của vùng là 55,5%, trong khi cả nước chỉ 23,6%).

   – Tỉ lệ thất nghiệp ở đô thị và thiếu việc làm ở nông thôn thấp hơn mức trung bình cả nước (6,5% < 7,4% và 24,8% < 26,5% năm 1999).

   – Đời sống dân cư khá ổn định, thu nhập bình quân đầu người cao gấp 1,5 lần cả nước (với 527,8 nghìn đồng, cả nước là 295 nghìn đồng).

   – Trình độ dân trí cao, tỉ lệ người lớn biết chữ cao hơn cả nước (92,1 % > 90,3%).

   – Tuổi thọ trung bình cao hơn cả nước (của vùng là 72,9 tuổi, cả nước là 70,9 tuổi)

Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của Đông Nam Bộ có những thuận lợi và khó khăn khi xây dựng và phát triển kinh tế:

* Thuận lợi:

   – Vị trí: Cầu nối giữa Tây Nguyên , Duyên hải Nam Trung Bộ với đồng bằng sông Cửu Long; Giáp với ngã tư đường hàng hải và hàng không thế giới thuận lợi giao lưu, trao đổi với các vùng khác và các nước trong khu vực và thế giới.

   – Địa hình bằng phẳng thuận lợi để diễn ra các hoạt động kinh tế- xã hội.

   – Đất: diện tích badan, đất xám lớn thuận lợi để phát triển trồng các cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả.

   – Khí hậu: nhiệt đới và cận nhiệt.

   – Tài nguyên biển: Nguồn thủy hải sản phong phú, vùng biển giàu tiềm năng dầu khí…

* Khó khăn:

   – Khoáng sản: Trên đất liền ít khoáng sản.

   – khí hậu hậu có một mùa khô sâu sắc và kéo dài.

   – Diện tích rừng tự nhiên thấp và ngày càng giảm.

   – Ô nhiễm môi trường: ngày càng ô nhiễm do các hoạt động kinh tế- xã hội của vùng.

Đông Nam Bộ là vùng có sức thu hút mạnh mẽ đôi với lao động cả nước vì hiện nay:

   + Đông Nam Bộ là vùng có cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh theo hướng công nghiệp hóa, cơ cấu ngành nghề rất đa dạng, người lao động dễ tìm được việc làm, thu nhập của người lao động tương đối cao hơn mặt bằng của cả nước

   + Là vùng tập trung nhiều khu công nghiệp, nhiều hoạt động dịch vụ và thu hút mạnh đầu tư của nước ngoài, nhu cầu về lao động rất lớn, nhất là lao động có chuyên môn kĩ thuật, có tay nghề giỏi

   + Vùng có những chính sách ưu đãi thu hút lao động, đặc biệt là lao động có chuyên môn kĩ thuật cao.

Vì sao Đông Nam Bộ có mật độ dân số cao

Vẽ biểu đồ cột chồng thể hiện dân số thành thị và nông thôn ở Thành phố Hồ Chí Minh qua các năm. Nhận xét.

Vì sao Đông Nam Bộ có mật độ dân số cao

Nhận xét:

   – Trong giai đoạn 1995-2002 dân số của thành phố Hồ Chí Minh tăng từ 4640,4 nghìn người (năm 1995) lên 5479 nghìn người (năm 2002)

   – Số dân thành thị tăng, số dân nông thôn giảm:

      + số dân thành thị tăng lên từ 3466,1 nghìn người chiếm74,7% dân số của thành phố (năm 1995) lên 4623,2 nghìn người chiếm 84,4% dân số (năm 2002).

      + số dân nông thôn giảm nhẹ từ 1174,3 nghìn người (năm 1995) xuống còn 855,8 nghìn người (năm 2002).

Giải Bài Tập Địa Lí 9 – Bài 31: Vùng Đông Nam Bộ giúp HS giải bài tập, các em sẽ có được những kiến thức phổ thông cơ bản, cần thiết về các môi trường địa lí, về hoạt động của con người trên Trái Đất và ở các châu lục:

Vì sao Đông Nam Bộ có mật độ dân số cao

– Phía Bắc và đông bắc giáp Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ, phía nam và tây nam giáp đồng băng sông Cửu Long, phía tây và tây bắc giáp Cam – pu – chia và đông nằm giáp biển đông.

– Ý nghĩa:

      + Là cầu nối Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ với Đồng bằng sông Cửu Long; nối giữa đất liền với Biển Đông giàu tiềm năng, đặc biệt tiềm năng về dầu khí trên thềm lục địa phía Nam.

      + Giáp Đồng bằng sông Cửu Long là vùng trọng điểm lương thực — thực phẩm số một của cả nước; giáp Tây Nguyên là vùng giàu tài nguyên rừng, cây công nghiệp, đặc biệt là cây cà phê. Biển Đông đem lại cho Đông Nam Bộ tiềm năng khai thác dầu khí ở thềm lục địa, nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản, phát triển du lịch, dịch vụ kinh tế biển.

      + Từ TP. Hồ Chí Minh (khoảng 2 giờ bay) có thể tới hầu hết thủ đô các nước trong khu vực Đông Nam Á, tạo ra lợi thê giao lưu kinh tế và văn hoá với các nước trong khu vực.

– Đặc điểm tự nhiên và tiềm năng kinh tế trên đất liền:

      + Đặc điểm tự nhiên: địa hình thoải, có độ cao trung bình, đất badan, đất xám; khí hậu cận xích đạo nóng ẩm, nguồn thuỷ sinh tốt.

      + Tiềm năng kinh tế: mặt bằng xây dựng tốt; các cây trồng thích hợp: cao su, cà phê, hồ tiêu, điều, đậu tương, lạc, mía đường, thuốc lá, hoa quả.

– Vùng Đông Nam Bộ có điều kiện phát triển mạnh kinh tế biển, vì:

      + Thềm lục địa có nguồn dầu khí lớn đang được khai thác.

      + Nguồn thuỷ sản phong phú.

      + Điều kiện giao thông vận tải, du lịch biển (bãi biển Vũng Tàu, khu di tích lịch sử nhà tù Côn Đảo).

Dựa vào kí hiệu và kênh chữ trên lược đồ để xác định các sông Đông Nai, sông Sài Gòn, sông Bé.

Phải bảo vệ và phát triển rừng đầu nguồn, hạn chế ô nhiễm nước của các dòng sông ở Đông Nam Bộ, vì:

– Trên quan điểm phát triển bền vững, thì đất, rừng và nước là những điều kiện qua trọng hàng đầu.

– Lưu vực sông Đồng Nai hầu như phủ kín lãnh thổ Đông Nam Bộ. Do đất trồng cây công nghiệp chiếm tỉ lệ lớn, đất rừng không còn nhiều nên nguồn sinh thuỷ bị hạn chế. Như vậy, việc bảo vệ đất rừng đầu nguồn làm nguồn sinh thuỷ là rất quan trọng.

– Phần hạ lưu sông, do đô thị hoá và công nghiệp phát triển mạnh mà nguy cơ ô nhiễm nước cuối nguồn các dòng sông ngày càng mạnh mẽ. Từ đó suy ra phải hạn chế ô nhiễm các dòng sông ở Đông Nam Bộ.

– Các chỉ tiêu phát triển dân cư, xã hôi ở Đông Nam Bộ (năm 1999) cao hơn cả nước: mật độ dân số, thu nhập bình quân đầu người một tháng, tỉ lệ người lớn biết chữ, tuổi thọ trung bình, tỉ lệ dân số thành thị

– Các chỉ tiêu phát triển dân cư, xã hôi ở Đông Nam Bộ (năm 1999) thấp hơn cả nước:tỉ lệ thất nghiệp ở đô thị, tỉ lệ thiếu việc làm ở nông thôn, tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số bằng mức trung bình của cả nước (1,4%).

– Nhìn chung, Đông Nam Bộ là vùng có trình độ dân cư, xã hội vào mức cao trong cả nước.

– Địa hình thoải, đất badan, đất xám; khí hậu cận xích đạo nóng ẩm, nguồn thủy sinh tốt thích hợp cho trồng cây công nghiệp lâu năm (cao su, cà phê, điều, hồ tiêu), cây ăn quả và cây công nghiệp ngắn ngày (đậu tương, lạc, mía, thuốc lá) trên quy mô lớn.

– Vùng biển có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển tổng hợp kinh tế biển:

      + Biển ấm, ngư trường rộng, hải sản phong phú, là điều kiện thuận lợi để phát triển đánh bắt hải sản.

      + Khai thác dầu khí ở thềm lục địa.

      + Nằm gần đường hàng hải quốc tế nên rất thuận lợi cho việc phát triển giao thông vận tải biển.

      + Có tiềm năng phát triên du lịch biển (bãi biển Vũng Tàu, Côn Đảo).

– Hệ thống sông Đồng Nai có tiềm năng lớn thủy lợi và thuỷ điện.

– Khó khăn: thường xảy ra tình trạng thiếu nước về mùa khô, trên đất liền ít khoáng sản, diện tích rừng tự nhiên chiếm tỉ lệ thấp, nguy cơ ô nhiếm môi trường do chất thải công nghiệp và đô thị ngày càng tăng.

Đông Nam Bộ có sức hút mạnh mẽ đối với lao động cả nước, vì Đông Nam Bộ có nhiều chỉ tiêu phát triển dân cư, xã hội cao hơn mức trung bình cả nước như: thu nhập bình quân đầu người một tháng, học vấn, tuổi thọ trung bình và mức đô thị hóa. Cơ cấu ngành nghề đa dạng nên có nhiều khả năng tìm kiếm việc làm. Hiện nay, do sức ép của dân số thất nghiệp và thiếu việc làm mà lao động từ nhiều vùng đổ về Đông Nam Bộ để tìm kiếm cơ hội việc làm với hi vọng có được cơ hội thu nhập khá hơn, có đời sống văn minh hơn.

Vì sao Đông Nam Bộ có mật độ dân số cao

– Xử lí số liệu: Cơ cấu dân số thành thị và nông thôn ở Thành phố Hồ Chí Minh 1995 – 2002 (%)

Vì sao Đông Nam Bộ có mật độ dân số cao

– Vẽ biểu đồ:

Biểu đồ dân số thành thị, dân số nông thôn ở Thành phố Hồ Chí Minh qua các năm

Vì sao Đông Nam Bộ có mật độ dân số cao

– Nhận xét:

      + Tỉ lệ dân thành thị cao hơn nông thôn.

      + Từ 1995 đến 2002, tỉ lệ dân thành thị tăng, tỉ lệ dân nông thôn giảm.