Xung đột pháp luật trong thương mại quốc tế là gì

Sự giao lưu giữa các quốc gia làm phát sinh các mối quan hệ dân sự giữa các cá nhân; pháp nhân của các quốc gia với nhau. Để ghi nhận lại sự giao kết giữa các bên; thì hình thức hợp đồng chính là yếu tố quan trọng. Nhưng do yếu tố nước ngoài nên việc xung đột trong hợp đồng vẫn xảy ra. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về cách thức giải quyết xung đột pháp luật về hợp đồng có yếu tố nước ngoài qua bài viết dưới đây:

Bộ luật dân sự năm 2015

Nội dung tư vấn

Giải quyết xung đột pháp luật về hợp đồng là gì?

Xung đột pháp luật về hợp đồng là hiện tượng có hai hay nhiều hệ thông pháp luật của các nước khác nhau cùng có thể được áp dụng để điều chỉnh quan hệ hợp đồng. Vấn đề đặt ra là áp dụng pháp luật nước nào để xác định tính hợp pháp của hợp đồng đó.

Như vậy; Giải quyết xung đột pháp luật về hợp đồng là việc xác định cơ sở pháp lý điều chỉnh quan hệ hợp đồng có yếu tố nước ngoài. Việc xác định cơ sở pháp lý dựa vào phương pháp thực chất để trực tiếp áp dụng quy định; hoặc dựa vào phương pháp xung đột để xác định hệ thống pháp luật điều chỉnh quan hệ hợp đồng có yếu tố nước ngoài.

Nguồn pháp luật nào được áp dụng để giải quyết xung đột pháp luật về hợp đồng?

Nguồn pháp luật quốc tế

Nguồn pháp luật quốc tế là một hệ thống các nguyên tắc; quy định pháp luật điều chỉnh quan hệ hợp đồng. Hệ thống nguồn pháp luật quốc tế thể hiện chủ yếu dưới các hình thức như điều ước quốc tế; pháp luật của liên minh châu Âu; các tổ chức quốc tế và các tập quán thương mại quốc tế.

Đối với Việt Nam; bên cạnh Điều ước quốc tế phổ biến mà Việt Nam đã gia nhập là Công ước Vienna 1980 của Liên Hợp Quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế; thì các điều ước song phương chủ yếu là các hiệp định tương trợ tư pháp mà Việt Nam đã kí kết với các nước cũng góp phần là cơ sở pháp lý điều chỉnh thống nhất các xung đột pháp luật về hợp đồng.

Nguồn pháp luật quốc gia

Mỗi quốc gia có hệ thống pháp luật riêng của mình để điều chỉnh hợp đồng có yếu tố nước ngoài. Pháp luật quốc gia bao gồm các văn bản quy phạm pháp luật; tập quán và án lệ.

Pháp luật quốc gia được xem là nguồn cơ bản và phổ biến trong tư pháp quốc tế; là cơ sở để xác định tính pháp lý của hợp đồng và đảm bảo cho sự thỏa thuận của các bên được thực hiện một cách hiệu quả; đồng thời đưa ra các giới hạn của sự thỏa thuận.

Việt Nam không xây dựng một bộ luật tư pháp quốc tế riêng; nguồn luật chủ yếu điều chỉnh quan hệ hợp đồng có yếu tố nước ngoài là hệ thống văn bản quy phạm pháp luật từ Hiến pháp đến các luật; bộ luật và các văn bản quy phạm pháp luật dưới luật.

Như vậy; cơ sở pháp lý điều chỉnh hợp đồng có yếu tố nước ngoài hiện nay khá đa dạng; phong phú cho các bên khi tham gia quan hệ hợp đồng có thể lựa chọn; hoặc các cơ quan tài phán có thể áp dụng khi giải quyết tranh chấp.

Nguyên tắc giải quyết xung đột pháp luật về hợp đồng

Nguyên tắc giải quyết theo pháp luật áp dụng đối với hợp đồng.

Bản chất của quan hệ dân sự là sự thỏa thuận giữa các bên chủ thể trong quan hệ dân sự đó. Chính vì vậy; bất kì một quan hệ dân sự nào cũng đều được ưu tiên trước hết là sự thỏa thuận của các bên trong quan hệ dân sự.

Trước hết pháp luật được áp dụng để giải quyết xung đột pháp luật về hợp đồng là pháp luật của nước mà các bên trong quan hệ hợp đồng đó thỏa thuận xác định và có thể được thể hiện trong hợp đồng; hoặc các hình thức khác.

Bởi lẽ đó mà đến BLDS năm 2015; lần đầu tiên tư duy lập pháp được thay đổi theo hướng tôn trọng sự lựa chọn của các bên chủ thể hợp đồng.

Điều này có nghĩa rằng pháp luật trước hết cho phép; và tôn trọng sự thỏa thuận của các bên; lựa chọn hệ thống pháp luật nào áp dụng cho hợp đồng thì chính hệ thống pháp luật đó sẽ quyết định việc giải quyết xung đột.

Các trường hợp ngoại lệ không tuân theo pháp luật áp dụng đối với hợp đồng

Tuy nhiên; vì lý do về chình trị cũng như các lý do khác đảm bảo tính chủ quyền của mỗi quốc gia mà một số trường hợp thỏa thuận lựa chọn pháp luật áp dụng của các bên không được công nhận.

Đối với pháp luật Việt Nam hợp đồng có yếu tố nước ngoài sẽ được coi là hợp pháp nếu hợp đồng đó đáp ứng được các điều kiện về hình thức; và phù hợp với các quy định của pháp luật mà các bên đã thỏa thuận lựa chọn.

Pháp luật Việt Nam hiện nay có quy định về các loại hợp đồng mà hình thức bắt buộc phải bằng văn bản; có công chứng, chứng thực, đăng ký; hoặc được xin phép mới có giá trị pháp lý.

Tuy BLDS năm 2015 công nhận nguyên tắc luật do các bên lựa chọn để áp dụng đối với hình thức hợp đồng; nhưng đồng thời pháp luật cũng có quy định ngoại lệ áp dụng đối với hợp đồng điện tử; và hợp đồng liên quan đến bất động sản. Trong trường hợp này hợp đồng không phụ thuộc vào luật do các bên lựa chọn và luật nơi giao kết hợp đồng.

Mời bạn đọc xem thêm

Có được ký hợp đồng lao động với người dưới 18 tuổi không?

Chế tài phạt vi phạm và bồi thường do vi phạm hợp đồng thương mại

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về nội dung vấn đề ”Giải quyết xung đột pháp luật về hợp đồng có yếu tố nước ngoài thế nào?” Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc; cuộc sống. Nếu có thắc mắc và cần nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ hãy liên hệ 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Hợp đồng điện tử là gì?

Hợp đồng điện tử là hợp đồng được thiết lập dưới dạng thông điêp giữ liệu; và giá trị pháp lý của hợp đồng điện tử không thể bị phủ nhận chỉ vì hợp đồng đó được thể hiện dưới dạng thông điệp giữ liệu.
Như vậy; thông điệp dữ liệu có thể được coi là có giá trị như văn bản; có giá trị như bản gốc và có giá trị như chứng cứ.

Hình thức của hợp đồng là gì?

Hình thức của hợp đồng được hiểu là cách thức ghi nhận, lưu trữ, truyền tải nội dung của hợp đồng; hay hình thức của hợp đồng chính là cách thể hiện; chứa đựng các điều khoản do các bên chủ thể thỏa thuận.

Các trường hợp được xem là hợp đồng có yếu tố nước ngoài?

Hợp đồng được xác định là hợp đồng có yếu tố nước ngoài thuộc các trường hợp khoản 2 Điều 663 BLDS năm 2015: – Có ít nhất một trong các bên tham gia là cá nhân, pháp nhân nước ngoài; – Các bên tham gia đều là công dân Việt Nam; pháp nhân Việt Nam nhưng việc xác lập, thay đổi, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ đó xảy ra tại nước ngoài;

– Các bên tham gia đều là công dân Việt Nam; pháp nhân Việt Nam nhưng đối tượng của quan hệ dân sự đó ở nước ngoài. 

0 trên 5

Skip to content

Xung đột pháp luật là một khái niệm đặc thù và cơ bản trong ngành luật tư pháp Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung. Vậy xung đột pháp luật là gì?

Xung đột pháp luật là một hiện tượng pháp lý trong đó có hai hay nhiều hệ thống pháp luật của các nước khác nhau cùng có thể được áp dụng để điều chỉnh một quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài (quan hệ tư pháp quốc tế)

Như vậy, xung đột không phải là sự xung khắc hay sự khác biệt giữa hệ thống pháp luật, đó là một hiện tượng đặc thù của tư pháp quốc tế. Xung đột xuất hiện khi có hai hoặc nhiều hệ thống pháp luật cùng có thể điều chỉnh một quan hệ tư pháp quốc tế.

  • Thứ nhất, do pháp luật các nước có sự khác nhau

Căn cứ vào điều kiện kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, lịch sử, tôn giáo, tín ngường, tập quán khác nhau giữa các quốc gia mà hệ thống pháp luật của mỗi quốc gia cũng có sự khác biệt. Chính sự khác biệt này sẽ dẫn đến khi điều chỉnh cùng một quan hệ xã hội có thể dẫn đến xung đột. 

  • Thứ hai, do quan hệ tư pháp quốc tế luôn có yếu tố nước ngoài

Yếu tố nước ngoài trong quan hệ tư pháp quốc tế làm cho thực tế quan hệ này luôn liên quan tới pháp luật ít nhất là hai quốc gia. Mà thực tế hai hệ thống pháp luật mà quốc gia dù lớn dù nhỏ đều độc lập và bình đẳng với nhau nên khi lựa chọn pháp luật để áp dụng một quan hệ là điều khó khăn. Thực tế hiện nay hầu hết các quốc gia đều cho phép việc có thể áp dụng pháp luật nước ngoài để điều chỉnh các quan hệ tư pháp có yếu tố nước ngoài. Vấn đề đặt ra là lựa chọn hệ thống pháp luật của quốc gia nào để giải quyết. Đây là vấn đề mà khoa học tư pháp quốc tế gọi là hiện tượng xung đột.

Có sự thừa nhận khả năng áp dụng pháp luật nước ngoài của nhà nước. Như đã nêu trên, xung đột pháp luật xảy ra do nhà nước thừa nhận khả năng áp dụng của pháp luật nước ngoài cho những trường hợp quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài. Sự thừa nhận này đặt ra vấn đề cho các cơ quan tố tụng của mỗi quốc gia khi xem xét áp dụng pháp luật nước nào để giải quyết.

Có thể thấy, tiền đề quan trọng để xuất hiện hiện tượng xung đột bắt nguồn từ các lý do khách quan. Và yếu tố quyết định có tồn tại quan hệ xung đột hay không phụ thuộc vào lý do chủ quan. Cụ thể trong trường hợp các quan hệ tư pháp có yếu tố nước ngoài, nhưng pháp luật quốc gia trong trường hợp đó không cho phép áp dụng pháp luật của nước ngoài để điều chỉnh thì không hề đặt ra vấn đề chọn luật áp dụng cũng tức là không có xung đột.

Các quan hệ tư pháp quốc tế phát sinh mà hầu hết trong số đó sẽ làm phát sinh hiện tượng đặc thù của ngành luật là hiện tượng xung đột pháp luật.

Trong các quan hệ pháp luật dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài như hôn nhân, hợp đồng dân sự, thương mại… thì xung đột pháp luật sẽ nảy sinh hầu hết trong các quan hệ này, tuy nhiên xung đột sẽ không xảy ra trong một số trường hợp đặc biệt do tính chất đặc thù của một số quan hệ, ở đây tiêu biểu là một số quan hệ liên quan về sở hữu trí tuệ, quan hệ tố tụng tòa án, trọng tài. 

Như vậy, xung đột pháp luật là một khái niệm đặc thù trong luật pháp quốc tế, là việc có nhiều hệ thống pháp luật của các quốc gia khác nhau cùng có thể điều chỉnh một quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài.

AI CÓ QUYỀN ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU?

TRẢ LỜI:

# Theo Luật Sở Hữu Trí Tuệ 2005 quy định như sau:

1. TỔ CHỨC, CÁ NHÂN có quyền đăng ký nhãn hiệu dùng cho hàng hoá do mình sản xuất hoặc dịch vụ do mình cung cấp.

2. Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động thương mại hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm mà mình đưa ra thị trường nhưng do người khác sản xuất với điều kiện người sản xuất không sử dụng nhãn hiệu đó cho sản phẩm và không phản đối việc đăng ký đó.

3. Tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu tập thể để các thành viên của mình sử dụng theo quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể; đối với dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hóa, dịch vụ, tổ chức có quyền đăng ký là tổ chức tập thể của các tổ chức, cá nhân tiến hành sản xuất, kinh doanh tại địa phương đó; đối với địa danh, dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý đặc sản địa phương của Việt Nam thì việc đăng ký phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.

4. Tổ chức có chức năng kiểm soát, chứng nhận chất lượng, đặc tính, nguồn gốc hoặc tiêu chí khác liên quan đến hàng hóa, dịch vụ có quyền đăng ký nhãn hiệu chứng nhận với điều kiện không tiến hành sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đó; đối với địa danh, dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý đặc sản địa phương của Việt Nam thì việc đăng ký phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.

5. Hai hoặc nhiều tổ chức, cá nhân có quyền cùng đăng ký một nhãn hiệu để trở thành đồng chủ sở hữu với những điều kiện sau đây:

a) Việc sử dụng nhãn hiệu đó phải nhân danh tất cả các đồng chủ sở hữu hoặc sử dụng cho hàng hoá, dịch vụ mà tất cả các đồng chủ sở hữu đều tham gia vào quá trình sản xuất, kinh doanh;

b) Việc sử dụng nhãn hiệu đó không gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc của hàng hoá, dịch vụ.

6. Người có quyền đăng ký quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 trên này, kể cả người đã nộp đơn đăng ký có quyền chuyển giao quyền đăng ký cho tổ chức, cá nhân khác dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản, để thừa kế hoặc kế thừa theo quy định của pháp luật với điều kiện các tổ chức, cá nhân được chuyển giao phải đáp ứng các điều kiện đối với người có quyền đăng ký tương ứng.

7. Đối với nhãn hiệu được bảo hộ tại một nước là thành viên của điều ước quốc tế có quy định cấm người đại diện hoặc đại lý của chủ sở hữu nhãn hiệu đăng ký nhãn hiệu đó mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng là thành viên thì người đại diện hoặc đại lý đó không được phép đăng ký nhãn hiệu nếu không được sự đồng ý của chủ sở hữu nhãn hiệu, trừ trường hợp có lý do chính đáng.

HỒ SƠ ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU GỒM NHỮNG GÌ ?

TRẢ LỜI:

Hiện nay Người nộp đơn đăng ký nhãn hiệu có thể tự làm hoặc Ủy quyền đăng ký qua Đại Diện Sở Hữu Công Nghiệp

Đại diện sở hữu công nghiệp → Giống như Kiểu Công ty Luật A&S 

Có thể khái quát việc nộp đơn như sau

1. NỘP ĐƠN QUA ĐẠI DIỆN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP

Hồ sơ gồm: 

- GIẤY ỦY QUYỀN CHO ĐẠI DIỆN 

- MẪU ĐƠN (10 MẪU 8X8 CM)

2. TỰ NỘP ĐƠN

CÁ NHÂN HOẶC CÔNG TY LÀ CHỦ ĐƠN 

  1. Mẫu nhãn hiệu với kích thước lớn hơn 3×3 cm và nhỏ hơn 8 x8 cm;
  2. Danh mục hàng hóa dịch vụ cần đăng ký nhãn hiệu;
  3. Tờ khai đăng ký nhãn hiệu. Đối với đơn đăng ký nhãn hiệu tập thể,nhãn hiệu chứng nhận
  4. Giấy phép kinh doanh nếu chủ đơn là Công ty (CÁ NHÂN KHÔNG CẦN GIẤY ĐĂNG KÝ KINH DOANH) 

NHÃN HIỆU TẬP THỂ

1. Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể/nhãn hiệu chứng nhận;

2. Bản thuyết minh về tính chất,chất lượng đặc trưng (hoặc đặc thù) của sản phẩm mang nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu được đăng ký là nhãn hiệu tập thể dùng cho sản phẩm có tính chất đặc thù hoặc là nhãn hiệu chứng nhận chất lượng của sản phẩm hoặc là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý);

3. Bản đồ xác định lãnh thổ (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của sản phẩm).

4. Mẫu nhãn hiệu với kích thước lớn hơn 3×3 cm và nhỏ hơn 8 x8 cm;

5. Danh mục hàng hóa dịch vụ cần đăng ký nhãn hiệu;

6. Tờ khai đăng ký nhãn hiệu. Đối với đơn đăng ký nhãn hiệu tập thể,nhãn hiệu chứng nhận

TRƯỚC KHI NỘP ĐƠN NHÃN HIỆU CÓ CẦN TRA CỨU KHÔNG?

Trả lời

- Tra cứu thương hiệu độc quyền cơ bản, sơ bộ: Trong dạng này, thời gian tra cứu thương hiệu độc quyền sơ bộ chỉ mất 03 đến 05 tiếng để tra cứu. Tuy nhiên, việc tra cứu này không đảm bảo được chính xác thương hiệu có sự trùng lặp, tương tự hay không vì dữ liệu do Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam cung cấp trên trang dữ liệu quốc gia đã được cập nhật trước thời điểm tra cứu 03 tháng, tức là tại thời điểm tra cứu thì các đơn mới nộp trong khoảng 03 tháng trở lại đây là chưa được cập nhật trên dữ liệu quốc gia nên không thể tra cứu chính xác 100%.

Link tra cứu miễn phí: 

http://iplib.noip.gov.vn/WebUI/WSearch.php

- Tra cứu thương hiệu độc quyền chi tiết, nâng cao: Trong dạng tra cứu này, độ chính xác đạt cao nhất, được tiến hành bởi các chuyên viên, chuyên gia có kinh nghiệm sẽ đảm bảo tỷ lệ đăng ký thương hiệu độc quyền cao nhất, các chuyên viên, chuyên gia sẽ thẩm định và kiểm tra sự trùng lặp, dễ gây nhầm lẫn để có cở sở điều chỉnh lại thương hiệu sao cho phù hợp nhất.

LIÊN HỆ A&S LAW FIRM qua hotline: +84 972 817 699

PHÍ TRA CỨU CHUYÊN SÂU CHỈ TỪ 500.000 VNĐ / LẦN TRA CỨU 

NỘP ĐƠN ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU Ở ĐÂU ?

Trả lời

CÓ HAI CÁCH NỘP ĐƠN ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU

1. NGƯỜI NỘP ĐƠN TỰ NỘP

Bạn có thể nộp đơn trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc thông qua đơn vị đại diện sở hữu trí tuệ nộp đơn đăng ký thương hiệu độc quyền tại một trong ba địa chỉ sau:

- Cục Sở Hữu trí tuệ Việt Nam tại số 384-386, đường Nguyễn Trãi, phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.

- Văn phòng đại diện Cục Sở Hữu trí tuệ Việt Nam tại thành phố Đà Nẵng: Tầng 3, số 135 đường Minh Mạng, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn.

- Văn phòng đại diện Cục Sở Hữu trí tuệ Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh: số 17 - 19 Tôn Thất Tùng, Tầng 7, tòa nhà Hà Phan, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1.

Lưu ý: Hai văn phòng đại diện chỉ là đơn vị tiếp nhận đơn đăng ký, còn cơ quan có thẩm quyền xem xét, thẩm định hồ sơ và cấp văn bằng bảo hộ thương hiệu độc quyền chỉ có Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam ở Hà Nội.

2. NỘP ĐƠN THÔNG QUA ĐẠI DIỆN SHCN A&S LAW FIRM

LIÊN HỆ A&S LAW FIRM qua hotline: +84 972 817 699

PHÍ TRA CỨU CHUYÊN SÂU CHỈ TỪ 500.000 VNĐ / LẦN TRA CỨU →

THỜI HẠN XÉT NGHIỆM ĐƠN ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU LÀ BAO LÂU ?

Trả lời

Theo quy định của pháp luật hiện hành, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ xử lý và giải quyết hồ sơ đăng ký thương hiệu độc quyền với thời gian của từng giai đoạn như sau:

- Giai đoạn tiếp nhận hồ sơ, thẩm định hình thức đơn đăng ký thương hiệu độc quyền dao động trong khoảng 01 tháng đến 03 tháng;

- Giai đoạn công bố đơn hợp lệ là 02 tháng kể từ ngày đơn được chấp nhận là đơn hợp lệ;

- Giai đoạn đăng công bố lên Công báo A từ 4-6 tháng từ ngày chấp nhận hình thức đơn

- Giai đoạn thẩm định nội dung đơn đăng ký thương hiệu độc quyền dao động trong khoảng từ 14 tháng đến 16 tháng;

Như vậy, tổng thời gian đăng ký thương hiệu độc quyền từ thời điểm nộp hồ sơ đến khi được cấp văn bằng bảo hộ dao động trong khoảng 24 tháng đến 26 tháng theo quy định của pháp luật.

THỜI HẠN CÓ HIỆU LỰC VĂN BẰNG BẢO HỘ NHÃN HIỆU ?

Trả lời

THỜI HẠN CÓ HIỆU LỰC CỦA VĂN BẰNG NHÃN HIỆU TẠI VIỆT NAM LÀ 10 NĂM VÀ ĐƯỢC GIA HẠN KHÔNG GIỚI HẠN SỐ LẦN CĂN CỨ

Khoản 6 Điều 93 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009 quy định về hiệu lực của văn bằng bảo hộ như sau:

” Giấy chứng nhận nhãn hiệu có hiệu lực từ ngày cấp đến hết mười năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần mười năm”.

Thời hạn bảo hộ của nhãn hiệu là 10 năm, tuy nhiên chủ sở hữu nhãn hiệu có thể xin gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần 10 năm và có thể được bảo hộ mãi mãi nếu được gia hạn đúng hạn. Trong vòng 06 tháng trước ngày Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hết hiệu lực, chủ sỡ hữu nhãn hiệu phải nộp đơn yêu cầu gia hạn và lệ phí theo quy định cho Cục Sở hữu trí tuệ.

NHÃN HIỆU CÓ CHUYỂN NHƯỢNG ĐƯỢC KHÔNG ?

Trả lời

NHÃN HIỆU CÓ THỂ CHUYỂN NHƯỢNG ĐƯỢC

HỒ SƠ CHUYỂN NHƯỢNG GỒM

Chuyển nhượng nhãn hiệu cần các giấy tờ:

Bản gốc của giấy chứng nhận đã đăng ký nhãn hiệu or văn bản bảo hộ; Kèm thêm 2 bản hợp đồng chuyển nhượng đồng thời phải có chữ kỹ từng trang. Mộc đỏ của con dấu " Nếu có "; Thêm vào là giấy ủy quyền từ bên chịu trách nhiệm ký hợp đồng chuyển nhượng / chuyển giao nhãn hiệu theo quy định pháp luật và hợp đồng 2 bên thỏa thuận.

Thời gian hoàn tất việc đăng ký Hợp đồng chuyển nhượng/chuyển giao nhãn hiệu là 06 tháng kể từ ngày nộp đơn.