Đại tiện ra máu là dấu hiệu của bệnh gì năm 2024

Đại tiện ra máu là biểu hiện hay gặp của chảy máu tiêu hóa thấp, một số trường hợp chảy máu tiêu hóa cao như loét dạ dày chảy máu. Trong đó chảy máu tiêu hóa thấp có thể do ung thư đại trực tràng, bệnh trĩ, nứt kẽ hậu môn, chảy máu túi thừa đại tràng, chảy máu ruột non... Các bệnh lý này dễ gây nhầm lẫn, nên người bệnh thường chủ quan không đi khám bệnh ngay khi có triệu chứng bất thường.

Trường hợp bệnh nhân N.Đ.L. (65 tuổi, Quảng Ninh) bị bệnh trĩ nhiều năm là một ví dụ. Đợt này bệnh nhân thường xuyên đại tiện ra máu. Nghĩ vẫn là bệnh trĩ tái phát, bệnh nhân tự mua thuốc uống nhưng tình trạng không đỡ.

Kết quả khám nội soi phát hiện tại đại tràng sigma có tổn thương u sùi thâm nhiễm gây chít hẹp một phần chu vi đại tràng trên đoạn dài khoảng 3cm. Kết quả giải phẫu là bệnh ung thư biểu mô tuyến biệt hóa vừa.

Đại tiện ra máu là dấu hiệu của bệnh gì năm 2024

Đi ngoài ra máu có thể là dấu hiệu của bệnh trĩ hoặc ung thư đại trực ràng

Hay như bệnh nhân T.V.B. (62 tuổi, Quảng Ninh) thường xuyên thấy máu đỏ lẫn trong phân nhưng không đau bụng, sốt, hay gầy sút cân. Nghĩ là do mắc bệnh trĩ nên bệnh nhân không đi khám.

Ngày 26/12/2022, tình trạng đại tiện ra máu không thuyên giảm, bệnh nhân mới đi khám tại Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí, được chỉ định nội soi trực tràng. Qua nội soi các bác sĩ thấy cách rìa hậu môn khoảng 3cm có tổn thương loét sùi kích thước khoảng 30mm, bờ nham nhở, đáy có giả mạc bẩn, mủn bở, sinh thiết 6 mảnh tổn thương gửi giải phẫu bệnh.

Kết quả giải phẫu bệnh là ung thư biểu mô tuyến biệt hóa vừa.

Hay như

Các bác sĩ khuyến cáo người dân khi có triệu chứng đại tiện ra máu bất thường, đau bụng, gầy sút cân... cần thăm khám tại cơ sở y tế, không nên chủ quan, tránh để trường hợp bệnh đến giai đoạn muộn, khi đó khó khăn cho quá trình điều trị.

Dấu hiệu của bệnh trĩ

Các dấu hiệu thường gặp của bệnh trĩ là:

- Đại tiện ra máu

Sau khi đi đại tiện, bệnh nhân thấy máu chảy thành giọt hoặc tia, đỏ tươi, càng để lâu số lượng máu ngày càng nhiều hơn. Đây chính là triệu chứng dễ nhầm lẫn hoặc bỏ sót ung thư đại trực tràng.

Ung thư trực tràng cũng có đi ngoài ra máu đỏ tươi, nhưng thường là lẫn trong phân nên sẽ không khiến bồn cầu bị nhuộm đỏ như trĩ. Trong ung thư đại tràng, máu thường màu đỏ nâu hoặc nâu sẫm, có thể kèm theo đi ngoài lỏng trong khi trĩ thì thường kèm với đi ngoài rắn.

- Đau rát, khó chịu hậu môn

Biểu hiện này cũng có thể gặp ở người bệnh ung thư vùng trực tràng, ống hậu môn do khối u kích thích co thắt.

- Ngứa hậu môn

Đây là dấu hiệu rất thường gặp với những người bị bệnh trĩ, rất bất tiện khi đi ra ngoài. Đôi khi cũng có thể nhầm lẫn với bệnh ung thư đại trực tràng do việc rỉ dịch viêm tại u khiến vùng da xung quanh nề, ngứa.

- Sa búi trĩ

Sa búi trĩ ở mức độ nhẹ thì người bệnh vẫn có thể làm việc bình thường, còn nếu ở mức độ nặng hơn thì sẽ rất khó khăn trong việc di chuyển đi lại. Đây là sự khác biệt với ung thư đại trực tràng. Tuy vậy không phải người bệnh bị trĩ nào cũng bị sa búi trĩ.

Bố tôi năm nay 60 tuổi, hay bị táo bón, trĩ 10 năm nay, đã điều trị nhiều lần. Vừa qua, ông phát hiện thỉnh thoảng có đi ngoài ra máu. Bố tôi nghĩ đó là do bệnh trĩ tái phát, nhưng tôi đọc báo, thấy cảnh báo đây là dấu hiệu ung thư, có đúng không thưa bác sĩ? (Hoàng Long, Hà Tĩnh).

Bác sĩ Vũ Xuân Vinh, Khoa Phẫu thuật Tiêu hóa - Gan mật tụy, Bệnh viện Bạch Mai, tư vấn:

Đi ngoài ra máu là triệu chứng gặp ở rất nhiều bệnh lý khác nhau vùng hậu môn như trĩ, táo bón. Những bệnh đó cũng gây hiện tượng đi ngoài ra máu do tổn thương niêm mạc hậu môn. Tuy nhiên, đây cũng là triệu chứng cảnh báo bệnh lý ung thư vùng hậu môn - trực tràng.

Khoa Phẫu thuật Tiêu hóa - Gan mật tụy, Bệnh viện Bạch Mai, từng tiếp nhận, điều trị cho nữ bệnh nhân 54 tuổi, xuất hiện triệu chứng đi ngoài ra máu đỏ tươi, số lượng rất ít.

Tình trạng này kéo dài suốt 2 tháng bệnh nhân mới đến viện vì nghĩ mình bị táo bón, hoặc trĩ, ngại đi khám.

Kết quả khi khám, bác sĩ sờ thấy khối u sần sùi gần sát rìa hậu môn. Khối u tiến triển sùi vào lòng trực tràng, dẫn đến dễ chảy máu khi đi đại tiện. Sau đó, bệnh nhân được chỉ định nội soi trực tràng, phát hiện có khối u sùi trực tràng thấp cách rìa hậu môn 5cm, chiếm gần hết chu vi.

Sinh thiết tổn thương cho kết quả là tế bào ung thư trực tràng, giai đoạn IIA. Do phẫu thuật đạt được triệt căn, chúng tôi tiên lượng bệnh nhân có thể trở lại cuộc sống bình thường ít nhất 5 năm nếu đáp ứng tốt với phác đồ điều trị bổ trợ tiếp theo.

Vì thế, nếu có dấu hiệu đi ngoài ra máu, đừng chủ quan. Hãy đi khám sớm để được khám loại trừ với các bệnh lý khác. Trong trường hợp là ung thư đại trực tràng, việc phát hiện sớm cũng mang lại hiệu quả điều trị cao, tăng chất lượng sống cho người bệnh.

Ngoài dấu hiệu đi ngoài ra máu, ung thư đại trực tràng còn có những triệu chứng đáng lưu ý như thay đổi thói quen đại tiện; tiêu chảy, hay có cảm giác đi ngoài không hết; phân có khẩu kính hẹp hơn bình thường (mỏng dẹt); cảm thấy khó chịu khắp bụng; giảm cân, mệt mỏi suy nhược không rõ nguyên nhân...

Đi đại tiện ra máu nên ăn gì?

Một số thực phẩm chứa nhiều magie và giúp cải thiện tình trạng đi ngoài ra máu như rau xanh (rau muống, bông cải xanh, rau dền, tần ô…), các loại đậu như ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt, hạnh nhân. Ngoài ra, hải sản, sữa, thịt và các thực phẩm khác cũng rất giàu magie, rất tốt cho sức khỏe người bệnh.nullĐi ngoài ra máu nên ăn gì để bệnh nhanh chóng cải thiệnnhathuoclongchau.com.vn › bai-viet › di-ngoai-ra-mau-nen-an-gi-de-benh...null

Bệnh trĩ đi ngoài ra máu uống thuộc gì?

Dùng thuốc uống. Có thể dùng acetaminophen, aspirin hoặc ibuprofen để giúp làm giảm sự khó chịu tạm thời. Những biện pháp tự chăm sóc có thể làm giảm các triệu chứng, nhưng sẽ không làm cho trĩ biến mất.null️ Bệnh trĩ (trĩ chảy máu) là gì? - Bệnh viện Nguyễn Tri Phươngbvnguyentriphuong.com.vn › ngoai-tieu-hoa › benh-tri-tri-chay-mau-la-ginull

Đi đại tiện ra máu khi nào cần đi khám?

Tuy nhiên, đi ngoài ra máu lại là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm hơn như: trĩ, nứt kẽ hậu môn, polyp đại tràng, ung thư trực tràng… Cần đi khám với bác sĩ Tiêu hóa ngay khi tình trạng đi ngoài ra máu diễn ra trong vòng hơn 2 tuần.nullĐi ngoài ra máu có nguy hiểm không? Khi nào nên đi khám ...bookingcare.vn › cam-nang › di-ngoai-ra-mau-co-nguy-hiem-khong-khi-...null

Đi cầu ra máu tươi không đau hậu môn là bệnh gì?

Tình trạng đi ngoài ra máu tươi nhưng không đau rát hậu môn có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh viêm loét đại trực tràng, có thể gây chảy máu màu đen hoặc đỏ tươi khi đại tiện. Ngoài ra, bệnh còn xuất hiện kèm các triệu chứng khác như mót rặng, tiêu chảy ra máu kèm chất nhầy.nullĐi cầu ra máu: Nguyên nhân, cảnh báo bệnh lý và cách điều trịtambinh.vn › di-cau-ra-mau-nguyen-nhan-trieu-chung-va-cach-dieu-trinull