Chất panax ginseng hay còn gọi là gì năm 2024

Nhân sâm được Đông y ghi vào loại "thượng phẩm", nghĩa là có tác dụng tốt mà không gây ra độc tính, được ghi vào đầu vị của dòng "bổ khí" với những công năng tuyệt vời: đại bổ nguyên khí,

Nhân sâm được xếp vào loại đầu tiên trong 4 loại dược liệu quý của Đông y, đó là sâm, nhung, quế, phụ. Nhân sâm có tên khoa học là (Panax ginseng C. A. Mey.), họ nhân sâm (Araliaceae), họ (ngũ gia bì). Trên thực tế do cách chế biến khác nhau, người ta có được các sản phẩm chế của nhân sâm khác nhau, như hồng sâm, bạch sâm, đại lực sâm...

Chất panax ginseng hay còn gọi là gì năm 2024

Nhân sâm được Đông y ghi vào loại "thượng phẩm", nghĩa là có tác dụng tốt mà không gây ra độc tính, được ghi vào đầu vị của dòng "bổ khí" với những công năng tuyệt vời: đại bổ nguyên khí, ích huyết, sinh tân, định thần, ích trí... Nhân sâm được dùng để bổ khí, đặc biệt cho các trường hợp chân khí suy giảm, người mệt mỏi, vô lực, mới ốm dậy, trẻ em chậm lớn. Tăng cường sinh lý, tăng khả năng hồi phục cho mọi hoạt động cơ thể. Chống và giảm căng thẳng của hoạt động thần kinh, nâng cao sức bền trong hoạt động thể thao. Cải thiện hoạt động tuần hoàn khí huyết, điều hòa ổn định hệ tim mạch, nhất là các triệu chứng tim hồi hộp, loạn nhịp. Có lợi cho các trường hợp ho lao, viêm phế quản mạn tính, tiểu đường. Làm tăng sức đề kháng và tăng khả năng miễn dịch, giúp cho chế độ làm việc dẻo dai hơn, tạo điều kiện để tăng năng suất lao động. Làm chậm quá trình lão hóa của cơ thể, giúp cơ thể vượt qua những thay đổi khắc nghiệt của môi trường. Hỗ trợ tích cực trong phòng và trị bệnh ung thư. Người lớn, có thể dùng riêng, ngày 6 - 8g, dưới dạng thuốc hãm, thuốc sắc, hoặc phối hợp với các vị thuốc khác: nhân sâm 8g; bạch truật, bạch linh, cam thảo, mỗi vị 4-6g, ngày một thang, uống liền 2-3 tuần lễ. Cũng có thể sử dụng dưới dạng rượu sâm (40g sâm, thái lát mỏng ngâm trong 1 lít rượu trắng 30-35 độ trong 3 - 4 tuần là có thể dùng được. Tiếp tục ngâm lần 2 với 0,5 lít rượu trong 2-3 tuần lễ nữa). Ngày có thể dùng 2 - 3 lần, mỗi lần 30 -50ml. Uống trước các bữa ăn, hoặc vào các buổi tối. Với trẻ em gầy còm chậm lớn, yếu mệt, biếng ăn, có thể dùng với lượng nhỏ hơn, 2 - 4 g/ngày, dưới dạng thuốc hãm.

Lưu ý khi sử dụng nhân sâm

Núm rễ của củ sâm (còn gọi là lô sâm). Để giữ được các hoạt chất khi chế biến và để tạo dáng cho nhân sâm (giống như cái đầu người), người ta đã giữ nó lại. Lô sâm, không có tác dụng bổ mà còn gây ra cảm giác buồn nôn. Do đó cần cắt bỏ đi, trước khi sử dụng.

Khi nói về nhân sâm đã có một lời khuyên mang tính kinh điển: "Phúc thống phục nhân sâm tắc tử". Vốn là, khi xưa đã có một thầy thuốc, sau khi cho một bệnh nhân uống nhân sâm, người bệnh này đã bị tử vong. Vấn đề là ở chỗ người thầy thuốc này lại cứ cho rằng, ông ta không hề có một sai sót gì cả! Vì trước đó, ông đã từng đọc rất kỹ sách đã chỉ rõ: "Phúc thống phục nhân sâm...", tức là "đau bụng uống nhân sâm...". Đáng tiếc là, người thầy thuốc này đã chưa đọc hết hai chữ nữa ở trang sau: "tắc tử", nghĩa là " sẽ chết".

Ngày nay, trên thực tế, nhiều người bị "đau bụng" do viêm gan, viêm dạ dày, viêm ruột co thắt, táo bón... vẫn dùng nhân sâm mà vẫn khỏe mạnh. Rõ ràng ở đây có sự hiểu khác nhau về khái niệm "phúc thống". Qua kinh nghiệm thực tế, khái niệm "phúc thống" trong trường hợp chết người này là chỉ các triệu chứng đau bụng thuộc "thể hàn", đau bụng "tiết tả", tức đau bụng ỉa chảy, đầy bụng, trướng bụng..., nếu dùng nhân sâm sẽ nguy hiểm đến tính mạng, ngoài ra, những người cao huyết áp cũng không nên dùng nhân sâm; những người hay mất ngủ tránh dùng sâm vào buổi chiều và buổi tối.

Hãy thử tưởng tượng, bạn đang muốn mua sâm để bồi bổ sức khỏe của mình, và bạn đang ở trong một đại siêu thị bán đủ các loại sâm khác nhau của thế giới. Nếu những hiểu biết về sâm của bạn chưa có hoặc chưa đầy đủ, có lẽ bạn sẽ rất bối rối.

Để giúp bạn có thể lựa chọn được loại sâm phù hợp với mình, chúng tôi xin tóm lược một chuyên luận về sâm của một vị giáo sư nông học nổi tiếng, GS. Tôn Thất Trình (người Mỹ gốc Việt), nguyên Chuyên viên nông nghiệp của Tổ chức Nông Lương Thế giới (FAO).

Sâm, trên thế giới có tên tiếng Anh là ginseng (tiếng Triều Tiên là insam, tiếng Nhật là ninjin, tiếng Trung là renshen), là một trong 11 loài cây cỏ đa niên mọc rất chậm, rễ đầy thịt (fleshy roots), thuộc tông chi (genus) panax, họ thực vật araliaceae. Theo Wikipedia, chỉ tìm thấy sâm ở bắc bán cầu, phần lớn ở Bắc Triều Tiên, Mãn Châu (Bắc Trung Quốc) và miền Đông Siberia (Nga), điển hình ở những nơi có khí hậu lạnh lẽo. Loại sâm Việt Nam panax vietnamiensis, khám phá ra ở vùng núi Ngọc Linh tỉnh Kontum (Việt Nam) là loài sâm duy nhất xuất hiện ở vùng cực nam của trái đất.

ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA SÂM LÀ CÓ CHỨA CÁC HỢP CHẤT GINSENOSIDES

Thực tế, chỉ có hai loài sâm được công nhận là sâm thực sự, bao gồm: sâm châu Á (Asian ginseng) ở Mãn Châu hay ở Nam – Bắc Triều Tiên, tên khoa học là panax ginseng và sâm Bắc Mỹ (North American Ginseng), tên khoa học là panax quinquefoliu.

Sâm notoginseng, tên khoa học là panax notoginseng, cũng được nhiều nhà khoa học và các thầy thuốc ngày càng coi trọng và liệt vào nhóm sâm thực sự.

Sâm Siberia, tên khoa học là eleutherococcus senticosis, cùng họ với 10 loài sâm khác nhưng không chứa hợp chất ginsenosides mà chứa eleutherosides, đồng thời rễ sâm Siberia cứng như gỗ, không chứa thịt mềm.

Do không được kiểm soát kỹ lưỡng nên dân gian thường (vô tình hoặc cố ý) gắn thêm từ ginseng vào từ panax để gọi mọi loài panax là sâm. Chúng có thể cùng họ thực vật, dạng cây giống nhau, mùi vị hay đặc tính cũng có thể giống nhau.

Các loài sâm Panax

Sâm thực sự, sâm chính thị hay sâm thương mại. Tất cả đều thuộc họ Araliaceae

  1. Panax ginseng thường được gọi là sâm châu Á (như sâm Trung Quốc, sâm Triều Tiên). Nguyên thủy được tìm thấy ở Đông Bắc Trung Quốc và Đông Nam Nga. Đây là những giống sâm đã được sử dụng ở Trung Quốc từ 3.000 đến 5.000 năm.
  2. Panax quinquefolius thường được gọi là sâm Bắc Mỹ (như sâm Canada, sâm Bắc Hoa Kỳ). Nguồn gốc ở miền Đông của Bắc Mỹ, từ các bang Ontario và Quebec (Canada) xuống bang Georgia (Hoa Kỳ). Được dân da đỏ Bắc Mỹ sử dụng tương đương như panax ginseng.
  3. Panax notoginseng, là sâm notoginseng, có nguồn gốc ở Tây Nam Trung Quốc và ở Việt Nam, chứa nồng lựợng ginsenosides cao. Càng ngày càng được ưa chuộng làm thuốc, đặc biệt là thuốc bổ máu (blood enhancement).

Các loại sâm khác

Tuy các cây này đều thuộc tông chi Panax, họ Araliaceae, nhưng định danh còn chưa rõ ràng về phương diện phân lọai thực vật (taxonomy) , ngọai trừ loài P. trifolius.

  1. Panax japonicus là sâm Nhật, còn gọi là sâm tre (bamboo ginseng), tên tiếng Trung là zhujiesen, tên Nhật là tikusetuninzin. Nguồn gốc từ Nhật đến Ấn Độ, nhưng chỉ thấy ở một vài nơi. Loài này ít khi sử dụng.
  2. Panax pseudoginsen là sâm Tienchi của Trung Quốc, còn được gọi là Chai jenshen. Nguồn gốc miền Tây Trung Quốc và Sapa (Việt Nam). Cũng rất ít khi dùng.
  3. Cũng có một số loài gọi là sâm, nhưng chưa bao giờ bán ra thị trường cả, như:
    • Panax stipuleanatus là sâm bình bình (ping ping). Nguồn gốc miền Tây Trung Quốc.
    • Panax trifolius hay là sâm lùn (dwarf ginseng). Nguồn gốc ở Đông Bắc Mỹ. Rễ hình cầu nhỏ giống như sâm Hoa Kỳ, nhưng không có giá trị làm thuốc.
    • Panax zingiberensis hay sâm củ gừng (ginger shape ginseng), tên tiếng Trung là sanqi ginseng. Nguồn gốc miền Tây Trung Quốc.
    • Các cây loài sâm khác không bao giờ thấy bán ở thị trường, tên khoa học như panax sinensis, panax major, panax bipinnatifidus, panax omeiensis, panax wangianus.

Các loài cây có họ hàng với sâm, nhưng gọi sai tên là sâm

  1. Eleutherococcus senticosis, họ Araliaceae, là sâm Siberia, hay eleuthro ginseng, ciwujia. Nguồn gốc miền Đông Nga, Đông Bắc Trung Quốc, Bắc Nhật. Đặc tính tương tự nhóm ginseng, nhưng không có đặc tính của sâm thực sự.
  2. Acanthopanax sessilifloris, họ araliaceae, là sâm gai wujia (thorny). Tìm thấy ở Trung Quốc. Bà con với các loài cây panax spp., nhưng không có các đặc tính của sâm.
  3. Aralia nudicaulus, cũng họ Araliaceae, là sâm hoang dại (wild ginseng) hay sarsaparilla. Nguồn gốc Bắc Mỹ. Họ hàng với sâm các loài panax spp., nhưng khác đặc tính.
  4. Echinopanax horridum hay oplopanax horridus, họ araliaceae, là sâm bang Alaska (Hoa Kỳ), còn gọi là sâm quỷ sứ (devils club), sâm núi đá (rocky mt.), thấy ở khắp mọi vùng ẩm ướt miền Tây Bắc của Bắc Mỹ. Có họ hàng với sâm các loài panax spp., nhưng khác hẳn đặc tính. Đây là một loài cây dân da đỏ dùng làm thuốc.

Sâm giả mạo

Không có bà con, họ hàng gì với các loài sâm, và cũng không thuộc họ thực vật araliaceae – đinh lăng.

  1. Pfaffia paniculata hay P. iresinoides, thuộc họ rau dền - amaranthaceae. Đây là sâm Brasil hay sâm Nam Mỹ. Nguồn gốc Brasil. Không dính dáng gì tới sâm cả và đặc tính hóa học cũng khác hẳn.
  2. Withania somnifera, thuộc họ cà – solanaceae. Đây là sâm Ấn Độ (Indian ginseng) hay sâm ayurvedic, cherry mùa đông (winter cherry). Nguồn gốc Ấn Độ. Đã sử dụng làm thuốc ayurvedic. Không có họ hàng gì với sâm, và cũng không có đặc tính hóa học của sâm.
  3. Lepidium meyenii, họ thập tự - cruciferae. Đây là sâm rặng núi Andes – Nam Mỹ, còn có tên là maca. Nguồn gốc xứ Peru, có trên các đỉnh cao hơn 4000m. Không dính dáng gì tới sâm và cũng không có đặc tính hóa học của sâm.
  4. Rumex hymenosepalus, họ rau răm - polygonaceae. Đây là sâm đỏ hoang dại châu Mỹ (wild red American ginseng, wild red desert ginseng), còn có tên là canagre hay tanner dock. Nguồn gốc Trung Nam châu Mỹ. Không có đặc tính hóa học của ginseng.
  5. Pseudostellaria heterophylla, họ cẩm chướng - caryophyllaceae. Đây là sâm hoàng tử (prince‘s ginseng). Nguồn gốc Trung Quốc. Không dính dáng gì và cũng không có đặc tính của sâm.
  6. Angelica sinensis, họ cà rốt. Đây là sâm phụ nữ (women’s ginseng) . Còn có tên là dongquai, danggui hay tangkwai. Nguồn gốc Trung Quốc. Không dính dáng và cũng không có đặc tính của sâm.
  7. Codonopsis pilosula, họ hoa chuông - campanulaceae. Đây là sâm người nghèo, dangshen. Nguồn gốc Trung Quốc. Rất nhiều người cho nó có tác dụng như sâm Châu Á, nhưng giá rẻ hơn. Tuy nhiên không dính dáng và cũng không có đặc tính hóa học của sâm.
  8. Adenophora polymorpha, họ hoa chuông. Đây là sâm giả (false ginseng). Nguồn gốc Trung Quốc. Không dính dáng và không có đặc tính của sâm.
  9. Caulophyllem thalictroides, họ mã hồ - berbedaceae. Đây là sâm xanh dương (blue ginseng). Nguồn gốc Bắc Mỹ. Không dính dáng và không có đặc tính của sâm.

Thế giới các loài sâm thật phức tạp bạn nhỉ? Nhưng xin bạn đừng quá lo lắng. Với những hướng dẫn trên đây của Giáo sư Tôn Thất Trình, chúng ta sẽ đơn giản hóa vấn đề phức tạp này bằng cách chỉ quan tâm đến hai loại sâm thứ thiệt là sâm Châu Á và sâm Bắc Mỹ thôi.

Nói chung, hai loại sâm này đều có đặc tính gần như nhau, công hiệu bồi bổ sức khỏe và hỗ trợ điều trị một số bệnh như nhau. Tuy nhiên, sâm Châu Á và sâm Bắc Mỹ chứa hàm lượng và nồng độ ginsenocides khác nhau (lượng ginsenosides ở sâm Bắc Mỹ cao hơn ở sâm Á Châu), có cấu tạo khác nhau, cho nên chúng hơi khác nhau về hình dạng, mùi vị. Thành phần của từng cá nhân genocides trong hai loại sâm này cũng khác nhau. Sâm châu Á có 13 loại saponin, và các hoạt chất chính quyết định tác dụng sinh lý của nó là Rh và Rg gây kích thích thần kinh. Trong khi đó, sâm Canada chỉ có 6 loại saponin bao gồm Ro, Rb1, Rb2, Rc, Rd, Re, trong đó Rb1 chiếm 30% -40% và có tác dụng ổn định thần kinh nên giúp giảm hàm lượng chất béo trong máu, giảm căng cơ, chống co thắt để giảm đau và làm mát cơ thể (vì tính mát của nó).

Sâm Bắc Mỹ có hàm lượng Rb1 cao hơn nhiều so với sâm Á châu, nhưng Rg1 lại chỉ có ở sâm châu Á mà không có (hoặc có nhưng không đáng kể) ở sâm Bắc Mỹ. Rg1 có thành phần gây kích thích nên khiến cho sâm Á Châu có giá trị y khoa lớn hơn sâm Bắc Mỹ. Ngược lại, các loại saponins ở sâm Bắc Mỹ được xem là các thành phần giúp cho thân thể con người có thể chống chọi lại sự căng thẳng (stress), như những gen thích nghi (adaptagens), làm cho cơ thể thích nghi được với các dạng căng thẳng khác nhau. Bởi vậy, sâm Bắc Mỹ được cho là “có tính mát” (vì không chứa nhiều chất gây kích thích), trong khi sâm Á Châu lại được xem là lọai sâm “có tính nóng” (vì có chứa nhiều chất gây kích thích).

Vì những lý do nói trên, phạm vi sử dụng sâm Bắc Mỹ ít bị hạn chế hơn. Nó có thể được sử dụng cho nhiều lứa tuổi và nhiều người, đặc biệt là những người bị lo lắng, bồn chồn, mất ngủ, đau nhức, tim đập nhanh, khó thở, mệt mỏi, dùng cho những người nóng trong cơ thể, người bị huyết áp cao, và cũng có thể sử dụng cho trẻ em.

Chất panax ginseng hay còn gọi là gì năm 2024

Ở một khía cạnh khác, hàm lượng ginsenosides trong sâm phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: năm tuổi của sâm, cách trồng, nơi trồng, phần rễ có thể sử dụng. Vì vậy, giữa sâm Hoa Kỳ sâm Canada cũng có sự khác biệt. Sâm Canada thường có kích thước và năm tuổi lớn hơn. Sâm có kích thước lớn và nhiều năm tuổi hơn sẽ có chất lượng cao hơn, nhờ vậy tác dụng dưỡng sinh cũng như điều trị bệnh sẽ hiệu quả hơn. Sâm Canada thường có mùi thơm nồng hơn, màu vàng nâu, rắn chắc, hình trụ tròn, vỏ có các vân vòng ngang lồi lên, nhiều vết sần ngang dọc, trên đầu có vành củ rõ rệt. Mặt cắt phẳng, màu trắng ngà, hơi bột. Vị ngọt, hơi đắng nhẹ, và có mùi thơm mát đặc trưng.

Một điểm cần lưu ý là Sâm Bắc Mỹ hiện nay đã được nhân giống và trồng nhiều ở Trung Quốc. Tuy nhiên do điều kiện thổ nhưỡng khác biệt mà giống sâm này khi trồng ở Trung Quốc có hình dạng khác hẳn, mùi vị và chất lượng đều không bằng sâm trồng ở Hoa Kỳ và Canada. Loại sâm Bắc Mỹ được trồng tại Trung Quốc có mùi thơm nhẹ, màu vàng nhạt, nhẹ, hình que dài, vỏ chỉ có các nếp nhăn theo chiều dọc do phơi khô mất nước, và chỉ có vị đắng.