Bỗng dưng bị không thấy gì hết là bệnh gì năm 2024

Thông thường, mí mắt ta sẽ nheo, đồng tử co lại khi tiếp xúc với ánh sáng chói. Đó là phản ứng bình thường nhằm bảo vệ mắt khỏi luồng ánh sáng bất ngờ hoặc quá chói - Ảnh: FLEI

Chứng đau nửa đầu

Đau nửa đầu là nguyên nhân thần kinh phổ biến nhất của chứng sợ ánh sáng, 80-90% người bị chứng đau nửa đầu gặp phải triệu chứng này, thường xảy ra khi một dây thần kinh kết nối mắt với các bộ phận của não đang hoạt động trong cơn đau nửa đầu. Ánh sáng có thể kích hoạt các tế bào thần kinh này làm cơn đau trầm trọng hơn.

Khô mắt

Khô mắt xảy ra khi nước mắt bay hơi quá nhanh hoặc tuyến nước mắt không tiết đủ nước để giữ ẩm cho mắt.

Khoảng 75% những người bị khô mắt nhạy cảm với ánh sáng, 39% bị nhạy cảm ở mức độ trung bình hoặc nặng.

Cùng với chứng sợ ánh sáng, khô mắt có thể gây ra tình trạng nhức mỏi mắt hoặc mệt mỏi cơ, đau nhói hoặc bỏng rát ở mắt, chảy nhiều nước mắt.

Viêm màng bồ đào cấp tính

Chứng sợ ánh sáng cũng có thể là một triệu chứng của viêm màng bồ đào cấp tính.

Màng bồ đào là lớp giữa của mắt. Viêm màng bồ đào thường do nhiễm trùng hoặc chấn thương mắt gây nên. Các bệnh tự miễn như bệnh vảy nến, viêm khớp và bệnh đa xơ cứng cũng có thể gây ra viêm màng bồ đào vì các phản ứng tự miễn dịch đôi khi có thể dẫn đến viêm mắt.

Ngoài chứng sợ ánh sáng, viêm màng bồ đào cấp tính có thể làm bạn thấy đau mắt, đỏ mắt, mỏi mắt, xuất hiện đốm đen xung quanh mắt.

Chấn thương sọ não

Chấn thương sọ não có thể gây ra chứng sợ ánh sáng đột ngột. Việc nhạy cảm với ánh sáng sẽ biến mất khi người bệnh bình phục, nhưng đôi khi sẽ trở thành một triệu chứng mãn tính.

Co thắt mí mắt

Đây là tình trạng bệnh thường gặp ở tuổi trung niên. Người bệnh liên tục chớp mắt, co giật mí mắt và nhạy cảm với ánh sáng.

Ánh sáng chói đặc biệt có khả năng gây nặng hơn tình trạng co thắt mắt.

Bệnh tăng nhãn áp

Tăng nhãn áp là một nhóm bệnh về mắt làm tổn thương dây thần kinh thị giác ở phía sau mắt. Người bị tăng nhãn áp thường rất khó chịu với ánh sáng chói. Trong một số trường hợp, nếu không được điều tiết ánh sáng có thể nhanh chóng dẫn đến tổn thương thị lực vĩnh viễn.

Các triệu chứng khác của bệnh tăng nhãn áp bao gồm: chảy nước mắt, đau mắt, mắt mờ, nhức đầu, buồn nôn.

Viêm kết mạc

Người bị viêm kết mạc mắt thường đỏ, có màng nhầy nằm bên trong mí mắt và bao phủ bề mặt mắt. Bệnh thường do nhiễm vi rút, vi khuẩn và dị ứng gây nên, có thể ảnh hưởng đến một hoặc cả hai mắt.

Viêm kết mạc có thể khiến người bệnh nhạy cảm với ánh sáng, cùng triệu chứng ngứa mắt, cảm giác nổi cộm ở mắt, tiết dịch nhiều, mờ mắt.

Đặc biệt, nhạy cảm với ánh sáng trong thời gian dài không dứt còn là dấu hiệu chớm của nhiều căn bệnh nặng. Chẳng hạn: động kinh, đục thủy tinh thể, đau cơ xơ hóa và các rối loạn đau chức năng khác, viêm màng não mô cầu, nhiễm trùng và dị tật giác mạc, hoặc tổn thương đường dẫn truyền thị lực trong não.

Một số loại thuốc có chứa các thành phần điều trị thần kinh, an thần cũng có thể làm tăng độ nhạy cảm với ánh sáng.

Trong những trường hợp bị nặng, cảm thấy mệt mỏi kéo dài, cần đến các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị kịp thời.

Nhìn mờ ở một mắt có thể là dấu hiệu cảnh báo những bệnh lý nghiêm trọng đặc biệt nếu tình trạng mất thị lực này xảy ra đột ngột. Hiện tượng mờ mắt xảy ra có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, nó có thể xảy ra do những bệnh lý đơn giản dễ điều trị như khô mắt hay viêm kết mạc, nhưng nhìn mờ ở một mắt cũng có thể là dấu hiệu của các các bệnh lý nghiệm trọng hơn như bong võng mạc, glôcôm góc đóng cấp tính,...

Nhìn mờ đột ngột ở một mắt cần được bác sĩ nhãn khoa thăm khám chuyên sâu để tìm ra nguyên nhân chính xác gây ra tình trạng này. Một số nguyên nhân gây ra hiện tượng mờ đột ngột cần phải điều trị để phục hồi thị lực hoặc ngăn ngừa mất thị lực thêm.

Nguyên nhân "ít nghiêm trọng" gây ra nhìn mờ ở một mắt

Mặc dù đây có thể không phải là các trường hợp cấp tính, nhưng những nguyên nhân này vẫn cần được điều trị để ngăn ngừa hoặc điều trị tình trạng nhìn mờ.

1. Khô mắt Khô là một trong những lý do rất phổ biến gây ra tình trạng nhìn mờ hơn ở một mắt so với mắt còn lại. Các dấu hiệu cho thấy thị lực bị mờ do khô mắt bao gồm:

  • Nhìn bị mờ nhưng không bị mất thị lực
  • Hiện tượng nhìn mờ chỉ thoáng quá, sau đó hết
  • Mắt cảm thấy nhìn mờ nhiều hơn khi làm việc trên máy tính hoặc đọc sách
  • Có các triệu chứng khô mắt khác như bỏng rát hoặc chảy nhiều nước mắt

Bỗng dưng bị không thấy gì hết là bệnh gì năm 2024

Trên bề mặt của mắt là một màng nước mắt. Lớp phim nước mắt giúp bảo vệ giác mạc và duy trì bề mặt biểu mô trơn láng, nhờ vậy ánh sáng xuyên giác mạc không bị tán xạ, đảm bảo chức năng quang học hoàn hảo của giác mạc. Khi mắt bị khô, lớp màng nước mắt này sẽ mất ổn định và vỡ ra. Điều này làm cho màng nước mắt trở nên không đều và khiến tầm nhìn bị mờ.

Mặc dù chưa có biện pháp điều trị hoàn toàn bệnh khô mắt, tuy nhiên có nhiều giải pháp có thể được đưa ra để cải thiện tình trạng này. Việc điều trị bệnh khô mắt thường tập trung vào việc loại bỏ hoặc giảm thiểu các tác nhân gây hại từ môi trường, duy trì đầy đủ một lớp màng nước mắt trên bề mặt nhãn cầu. Tùy thuộc vào nguyên nhân cũng như tình trạng khô mắt ở người bệnh, các bác sĩ sẽ có thể đưa ra các chỉ định khác nhau như sử dụng nước mắt nhân tạo, sử dụng gel hoặc thuốc mỡ giữ ẩm, bổ sung omega 3,...

2. Viêm kết mạc nghiêm trọng

Trong khi nhiều trường hợp viêm kết mạc xảy ra ở cả hai mắt, viêm kết mạc do vi rút (còn được gọi là đau mắt đỏ) thường có thể chỉ ảnh hưởng đến một bên mắt trong giai đoạn đầu. Trong trường hợp viêm nghiêm trọng, viêm kết mạc có thể gây ra tình trạng nhìn mờ. Bệnh gây ra kích ứng, đỏ mắt, với viêm kết mạc virus bệnh theo thời gian có thể tự khỏi. Để giảm bớt cảm giác khó chịu, bệnh nhân có thể được chỉ định sử dụng thuốc. Nếu viêm kết mạc có dịch đặc, đây có thể là dấu hiệu của viêm kết mạc do vi khuẩn cần dùng kháng sinh để điều trị

3. Đau nửa đầu ảnh hưởng mắt (ocular migraines)

Đau nửa đầu ảnh hưởng tới mắt là một bệnh lý khá phổ biến. Người bệnh có thể gặp phải những thay đổi về thị lực trước, trong hoặc sau khi cơn đau nửa đầu đã giảm xuống. Tuy nhiên, một số trường hợp người bệnh vẫn có thể cảm thấy thị lực thay đổi, mờ đi dù không có dấu hiệu đau nửa đầu. Các triệu chứng này có thể kéo dài từ 5-20 phút. Điều trị chứng đau nửa đầu ở mắt chủ yếu là phòng ngừa: xác định và loại bỏ các tác nhân gây đau nửa đầu như caffeine hoặc rượu hoặc có thể bắt đầu dùng thuốc để dự phòng chứng đau nửa đầu.

4. Đục thủy tinh thể

Đục thủy tinh thể là hiện tượng protein tập trung thành đám, tạo ra những vùng mờ đục trong thủy tinh thể tự nhiên. Đục thủy tinh thể có thể làm suy giảm thị lực ở một mắt, nhưng bệnh thường tiến triển chậm nên không phải ai cũng nhận ra sự thay đổi. Trong một số trường hợp, đục thủy tinh thể xảy ra do nguyên nhân như người bệnh sử dụng thuốc có chứa steroid hay do tiểu đường, đục thủy tinh thể có thể tiến triển rất nhanh. Hiện nay đục thủy tinh thể có thể điều trị được bằng các phương pháp thay thủy tinh thể nhân tạo.

Nguyên nhân nghiêm trọng gây ra nhìn mờ ở một mắt

1. Bong võng mạc Rách võng mạc là nguyên nhân chính gây nên bệnh bong võng mạc. Rách võng mạc thường gây ra bởi sự lão hóa của mắt. Ở giai đoạn đầu, rách võng mạc có thể được điều trị bằng thủ thuật Laser quang đông võng mạc và không gây ra tình trạng nhìn mờ. Nhưng nếu không được điều trị kịp thời, ở nơi xuất hiện các vết rách võng mạc, dịch kính có thể tràn vào mặt sau võng mạc thông qua lỗ rò này, gây nên tình trạng bong võng mạc.

Khi bong võng mạc xảy ra, người bệnh có thể có các triệu chứng như thấy chớp sáng, thấy một phần tầm nhìn của mình trông giống như màu xám hoặc tối đen,... Khi thấy những dấu hiệu này, người bệnh nên tới ngay các cơ sở chuyên khoa mắt để được thăm khám và tầm soát bệnh võng mạc kịp thời.

2. Glôcôm góc đóng Nếu tình trạng mờ mắt đột ngột kèm theo đau, có thể nguyên nhân là do bệnh glôcôm. Glôcôm góc đóng thường xảy ra do hai cơ chế chính là nghẽn đồng tử, cản trở đường lưu thông thủy dịch, làm tăng nhãn áp. Nhãn áp tăng cao có thể khiến giác mạc phồng lên và gây ra hiện tượng mờ đột ngột ở mắt đó. Glôcôm góc đóng là bệnh lý cấp tính, nếu nhãn áp tăng cao trong thời gian dài có thể gây ra những tổn thương không thể hồi phục và thậm chí là người bệnh có thể mất thị lực. Vì vậy, nếu cảm thấy thị lực bị giảm đột ngột kèm đau ở hốc mắt lan sang đầu, người bệnh cần tới ngay các cơ sở chuyên khoa mắt để được thăm khám và điều trị kịp thời. Glôcôm góc đóng có thể được điều trị bằng thuốc hoặc bằng các phương pháp laser, phẫu thuật.

.webp)

3. Viêm dây thần kinh thị giác Viêm dây thần kinh thị giác là tình trạng viêm làm tổn thương dây thần kinh thị giác. Tình trạng này khiến thị lực một bên mắt bị giảm đột ngột. Với bệnh viêm dây thần kinh thị giác, người bệnh cũng có thể thấy mất cảm nhận về màu sắc, độ sáng hoặc độ tương phản và cảm thấy đau khi di chuyển mắt. Viêm dây thần kinh thị giác có thể được điều trị bằng thuốc, tuy nhiên bệnh có khả năng tái phát và có thể gây ra biến chứng nghiêm trọng nếu không được phát hiện và điều trị sớm.

4. Đột quỵ tại mắt Có nhiều nguyên nhân khác nhau khiến võng mạc hoặc dây thần kinh thị giác có thể thiếu hụt lưu lượng máu hoặc thiếu máu cục bộ. Tất cả những tình trạng này sẽ khiến mắt bị giảm thị lực đột ngột. Các triệu chứng của bệnh có thể phát triển chậm trong nhiều giờ, nhiều ngày nhưng đôi khi có thể xảy ra một cách bất ngờ. Manh mối lớn nhất để sớm phát hiện đột quỵ là thị lực thay đổi đột ngột. Nếu cảm thấy có các bất thường về mắt, hãy đi khám ngay lập tức, ngay cả khi thấy các dấu hiệu đã khỏi. Bởi nếu không điều trị kịp thời, đột quỵ ở mắt có thể khiến người bệnh mất thị lực vĩnh viễn.

Nhìn mờ liên quan tới bệnh lý khác ở mắt

1. Thoái hóa hoàng điểm Tình trạng hoàng điểm xảy ra khi xảy ra những rối loạn trao đổi chất ở hoàng điểm, tạo ra các mạch máu bất thường và làm rối loạn về cấu trúc của hoàng điểm. Hầu hết bệnh nhân thoái hóa hoàng điểm giai đoạn đầu sẽ không gặp nhiều khó khăn về thị lực. Tuy nhiên, tình trạng mất thị lực có thể xảy ra đột ngột nếu tình trạng thoái hóa hoàng điểm trở nên tồi tệ hơn. Bên cạnh đó, sự phát triển bất thường của các mạch máu có thể làm phá vỡ cấu trúc bình thường của hoàng điểm. Đây được gọi là thoái hóa hoàng điểm thể ướt có thể gây tổn thương thị lực nghiêm trọng. Bệnh có thể được điều trị bằng phương pháp tiêm nội nhãn. Tuy nhiên, rất khó để hồi phục thị thực hoàn toàn.

2. Bệnh mắt do tiểu đường Bệnh nhân tiểu đường có thể gây nên các biến chứng tại mắt, tăng nguy cơ bị mất thị lực đột ngột ở mắt. Nếu bệnh tiểu đường không được kiểm soát, quá nhiều đường trong máu làm hỏng những mạch máu nhỏ (mao mach) nuôi dưỡng võng mạc.Các mao mạch dãn ra để cho máu, các chất dịch, mỡ… thấm qua thành mao mạch và làm cho võng mạc bị phù. Nếu vùng phù này ở hoàng điểm sẽ làm cho mắt nhìn mờ.

Trên đây chỉ là những nguyên nhân hàng đầu và mang tính cấp tính. Có rất nhiều nguyên nhân khác có thể gây ra tình trạng nhìn mờ ở một mắt. Nếu tình trạng nhìn mờ xảy ra, người bệnh cần tới các cơ sở nhãn khoa uy tín để được thăm khám và điều trị đúng cách.

Ngất xỉu bao lâu tình?

Ngất xỉu (ngất) là tình trạng lượng máu lên não không đủ khiến người bệnh rơi vào trạng thái mất ý thức đột ngột. Người bị xỉu có thể tỉnh dậy nhanh chóng sau 2, 3 phút. Tuy nhiên nếu tần suất ngất thường xuyên diễn ra, đó là dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang gặp phải vấn đề nghiêm trọng.

Tai sao lại bị ngất xỉu đột ngột?

Ngất xỉu hay còn được gọi là bất tỉnh, là tình trạng người bệnh bị mất ý thức trong một thời gian ngắn do huyết áp thấp làm máu không kịp lên tới não, hoặc do tim không thực hiện hoạt động bơm đủ máu có oxy lên não.

Người bị choáng là bệnh gì?

Váng đầu hay còn gọi là xây xẩm, xâm xoàng, chóng mặt hay choáng váng (mức độ nhẹ) có thể do rất nhiều nguyên nhân gây ra như: thiếu máu, mất nước, giảm lưu lượng tuần hoàn máu lên não, căng thẳng – suy nhược thần kinh, hạ đường huyết, thiếu oxy não, ...

Bị mắt thăng bằng là gì?

Mất thăng bằng là gì? Mất thăng bằng là cảm giác chóng mặt, lâng lâng, cảm thấy xung quanh đang chuyển động. Nếu bạn đang đứng, ngồi hoặc nằm, bạn có thể cảm thấy như thể mình đang di chuyển, xoay tròn hoặc lơ lửng. Nếu bạn đang đi bộ, bạn có thể đột nhiên cảm thấy như thể bạn đang bị té nhào xuống đất.