Đại úy có nghĩa là gì

Từ đại úy đến thuyền trưởng

“Thuyền trưởng và đại úy” (“Два Капитана”) là tên một bộ tiểu thuyết, sau được dựng thành phim cùng tên của Liên Xô rất hay hồi những năm 1970 của thế kỷ XX. Nội dung phim kể về câu chuyện đi tìm một vị thuyền trưởng bị mất tích cùng đoàn thám hiểm của một đại uý không quân Liên Xô thông qua mối tình đẹp với con gái của vị thuyền trưởng đó.

Có lẽ cũng cần nói thêm một chút, vì bản thân tên của tiểu thuyết/phim cũng đã là một sự chơi chữ vì từ “Капитан” trong tiếng Nga vừa có nghĩa là “đại uý” (lục quân, không quân) vừa là “thuyền trưởng”. Tức là, tên tiếng Việt, “Thuyền trưởng và đại úy”, mang hàm ý giải thích cho tiêu đề của phim và tiểu thuyết trong tiếng Nga.

Đại úy có nghĩa là gì

Hình ảnh trailer trong phim “Thuyền trưởng và đại uý”

Nếu có ai đặt vấn đề dịch tên phim từ tiếng Việt sang tiếng Anh thì sẽ rất thú vị, nó sẽ là “captain and captain”. Chữ “captain” trong tiếng Anh có nhiều nghĩa: Đội trưởng, thuyền trưởng… Còn nếu chỉ quân hàm của sĩ quan quân đội thì lúc là “đại úy”, lúc lại là “đại tá” (thượng tá). Điều thú vị và rắc rối này có lịch sử của nó và bắt nguồn từ truyền thống của ngành hàng hải nói chung, nhất là từ Hải quân Anh nói riêng. Hải quân Anh quốc suốt từ thế kỷ XVII đến hết Thế chiến II (1945) luôn là một lực lượng hải quân mạnh nhất thế giới. Vì vậy cung cách tổ chức lực lượng, thói quen, truyền thống của họ được hải quân rất nhiều nước phỏng theo và học tập, trong đó có hệ thống cấp bậc quân hàm.

Ngày xưa vào khoảng thế kỷ XI, khi đóng tàu chiến xong, người ta phái xuống tàu một đội lính (nhiều ít thì tùy tàu), chỉ huy đội lính đó là một “đại úy” (captain), cấp phó cho ông ta là một “trung úy” (lieutenant). Người làm thuyền trưởng con tàu đó như ngày nay ta hiểu, là một hạ sĩ quan gọi là “sailing master” (thuyền trưởng) và gọi tắt là “master”.

Ban đầu viên “captain” này chỉ lo chỉ huy đội lính của ông ta, dần dần theo thời gian những viên “captain” này cũng giỏi đi biển và làm luôn nhiệm vụ của “master”, tức là vừa chỉ huy (việc của “captain”) vừa điều khiển tàu (việc của “master”). Vì vậy, từ khoảng thế kỷ XV trở về sau “captain” mang ý nghĩa là “thuyền trưởng”, còn “master” ngày nay vẫn được dùng trên các tàu hàng để chỉ thuyền trưởng. Nếu theo các tài liệu của ngành hàng hải thì “ship’s master” chính là viên “sailing master” từ ngày xa xưa, dù cho ngày nay tàu thuyền ít khi dùng buồm (sail).

Đây chính là lịch sử tại sao đại úy (captain) lại trở thành thuyền trưởng (captain). Sau đó, vào khoảng thế kỷ XVIII, khi người ta tổ chức hệ thống cấp bậc trong hải quân thì “captain” vẫn là cấp bậc cao nhất dưới cấp tướng của sĩ quan, tương đương với đại tá (colonel) trong lục quân, tức là “captain” (đại úy) lúc đầu còn trở thành “captain” (đại tá) trong hải quân như hiện nay.

Những cấp bậc thấp hơn

Vào những thời xa xưa, khi các “captain” (thuyền trưởng) đi vắng hoặc cần nghỉ ngơi thì họ sẽ ủy nhiệm cho một người dưới quyền, đủ năng lực chỉ huy và điều khiển tàu, người này được gọi là “master and commander”, trong đó “commander” là người chỉ huy, còn “master” thì như đã biết. Dần dà do gọi tắt nên “master and commander” trở thành “commander” là một người làm phó cho “captain” chỉ huy tàu.

“Commander” vốn có nghĩa ban đầu là người chỉ huy sau đó đã được hiểu thành một người có vị trí chỉ thấp hơn các “captain” trên các tàu chiến và có thể xuống làm “captain” của một tàu nhỏ hơn và cứ như thế cho đến khi chức vụ này được chuyển thành một cấp bậc quân hàm dưới “captain” (đại tá) tức là trung tá hải quân như ngày nay ta gọi.

Đại úy có nghĩa là gì

Tàu chiến thời xưa

Thời gian đó, khi cần bổ nhiệm một người xuống chỉ huy một tàu nhỏ hơn nữa so với tàu của “commander” (thường là chỉ có 10-20 pháo thủ, do tàu chiến trước đây chỉ có vũ khí chính là pháo) người ta đặt ra chức “lieutenant-commander”, trong đó “lieutenant” ngoài nghĩa trung úy như đã biết thì còn nghĩa khác là “next to” tức là “bên cạnh và thấp hơn”.

Sau này khi trở thành một cấp bậc sĩ quan thì “lieutenant-commander” là sĩ quan thấp hơn trung tá, tức là thiếu tá hải quân như ngày nay ta gọi. Theo truyền thống thì thiếu tá (lieutenant-commander) cũng là cấp bậc thấp nhất được làm thuyền trưởng một tàu chiến đấu dù là nhỏ trong hải quân nhiều nước.

Từ “lieutenant” có gốc gác tiếng Pháp, trong đó “lieu” có nghĩa là “vị trí” hoặc “không gian” còn “tenant” có nghĩa là “chiếm” hoặc “giữ chỗ”, khi ghép lại “lieutenant” có nghĩa như ta hay gọi là “người lấp chỗ trống” tức là làm phó khi cấp trên có mặt và làm chỉ huy khi cấp trên đi vắng. Như đã biết, ban đầu khi chưa có các cấp bậc dưới “captain”, thì trên tàu “lieutenant” là người thấp chỉ dưới “captain”.

Vào khoảng thế kỷ XVII trong Hải quân Anh quốc, “lieutenant” là cấp bậc được trao cho các nhà quý tộc đang được huấn luyện để trở thành “captain” (thuyền trưởng), trên tàu sẽ có vài “lieutenant” như thứ nhất, thứ hai, thứ ba (first, second, third lieutenants).

Sau này khi hệ thống cấp bậc quân hàm trong hải quân đã ổn định thì “lieutenant” trở thành cấp bậc tương đương với “captain” trong lục quân tức là đại úy. Và như vậy “lieutenant” (trung úy) ban đầu đã trở thành “lieutenant” (đại úy) như hiện nay trong hải quân nhiều nước.

Để chỉ các cấp bậc khác thấp hơn trong hàng cấp úy, người ta thêm vào những chữ như “sub”-để chỉ trung úy hải quân (sub-lieutenant) và “acting sub-lieutenant” để chỉ thiếu úy hải quân ở các nước theo truyền thống Anh (Canada, Australia, New Zealand và một số nước khác). Ở Mỹ và ở một số nước như Philippines… thì hơi khác một chút, họ gọi trung úy là “lieutenant junior grade” và dùng từ “ensign” để chỉ thiếu úy. Điểm rắc rối là, bình thường họ đều gọi “lieutenant” và “lieutenant junior grade” là “lieutenant”, khi nào cần thì mới làm rõ đấy là đại úy hay trung úy.

Còn từ “ensign” ở Anh, Canada, Australia và một số nước dùng để chỉ cờ/quân kỳ hải quân, nên không dùng để chỉ thiếu úy. Chỉ ở Mỹ có lẽ do không có quân kỳ hải quân nên mới dùng “ensign” để chỉ thiếu úy hải quân.

Đức Thắng

Hệ thống cấp bậc quân hàm trong Quân đội nhân dân và Công an nhân dân

>>> Bảng lương phụ cấp trong quân đội áp dụng từ ngày 01/7/2018

>>> QUY ĐỊNH MỚI VỀ TUYỂN CHỌN CÁN BỘ, SĨ QUAN DỰ BỊ TẠI NGŨ TRONG QUÂN ĐỘI

Đố các bạn biết trong hệ thống cấp bậc quân hàm của Quân đội nhân dân và Công an nhân dân thì có bao nhiêu cấp bậc, để được phong, thăng các cấp bậc quân hàm này thì phải đạt điều kiện gì?

Nếu chưa biết, các bạn có thể xem bài viết dưới đây về hệ thống các cấp bậc quân hàm trong Quân đội nhân dân Việt Nam và Công an nhân dân Việt Nam, bao gồm cả điều kiện để được phong, thăng các cấp bậc này:

Đại úy có nghĩa là gì

Thứ nhất, đối với CÔNG AN NHÂN DÂN

Hệ thống cấp bậc được chia thành 3 lĩnh vực và theo cấp từ cao xuống thấp như sau:

Nghiệp vụ

Kỹ thuật

Nghĩa vụ

Cấp tướng

1. Đại tướng

2. Thượng tướng

3. Trung tướng

4. Thiếu tướng

Cấp tá

Cấp tá

1. Đại tá

1. Thượng tá

2. Thượng tá

2. Trung tá

3. Trung tá

3. Thiếu tá

4. Thiếu tá

Cấp úy

Cấp úy

1. Đại úy

1. Đại úy

2. Thượng úy

2. Thượng úy

3. Trung úy

3. Trung úy

4. Thiếu úy

4. Thiếu úy

Hạ sĩ quan

Hạ sĩ quan

Hạ sĩ quan

1. Thượng sĩ

1. Thượng sĩ

1. Thượng sĩ

2. Trung sĩ

2. Trung sĩ

2. Trung sĩ

3. Hạ sĩ

3. Hạ sĩ

3. Hạ sĩ

Chiến sĩ

1. Binh nhất

2. Binh nhì

Sau đây là 1 số dấu hiệu nhận biết cấp bậc hàm đối với các chiến sĩ, hạ sĩ quan, sĩ quan CAND:

Đại úy có nghĩa là gì

Đại úy có nghĩa là gì

Điều kiện để được phong hàm:

1. Đối với học sinh, sinh viên tốt nghiệp các trường Công an nhân dân:

- Tốt nghiệp Trung cấp CAND được phong cấp Trung sĩ.

- Tốt nghiệp Cao đẳng CAND được phong cấp Thượng sĩ.

- Tốt nghiệp Đại học CAND được phong cấp Thiếu úy.

Riêng học sinh, sinh viên tốt nghiệp loại xuất sắc thì được phong cấp bậc hàm cao hơn một bậc.

2. Tốt nghiệp các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp, dạy nghề được tuyển chọn vào CAND:

Căn cứ trình độ đào tạo, quá trình công tác, nhiệm vụ được giao và bậc lương để xếp phong cấp bậc tương ứng.

3. Chiến sĩ thực hiện nghĩa vụ CAND:

Cấp bậc thấp nhất là Binh nhì.

Điều kiện để được thăng hàm đối với sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ:

Có 3 điều kiện phải đáp ứng để được thăng hàm:

1. Hoàn thành nhiệm vụ, đủ tiêu chuẩn về chính trị, đạo đức, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và sức khỏe.

2. Khi cấp bậc hàm hiện tại thấp hơn cấp bậc hàm cao nhất đối với chức vụ, chức danh đang đảm nhiệm.

3. Đủ thời hạn xét thăng cấp bậc hàm theo quy định sau:

- Hạ sĩ → Trung sĩ, Trung sĩ → Thượng sĩ: 01 năm.

- Thượng sĩ → Thiếu úy, Thiếu úy → Trung úy: 02 năm.

- Trung úy →  Thượng úy, Thượng úy → Đại úy: 03 năm.

- Đại úy → Thiếu tá, Thiếu tá → Trung tá, Trung tá →  Thượng tá, Thượng tá →  Đại tá, Đại tá →  Thiếu tướng: 04 năm.

- Các cấp tướng: thời hạn thăng cấp bậc hàm tối thiểu 04 năm.

Lưu ý: thời gian sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ học tập tại trường cũng được tính vào thời hạn xét thăng cấp bậc hàm.

Tuổi của sĩ quan được xét thăng cấp bậc hàm từ Đại tá lên Thiếu tướng không quá 57 tuổi, trừ trường hợp khác theo quyết định của Chủ tịch nước.

Điều kiện để được phong thăng cấp bậc hàm trước thời hạn và vượt bậc

Được phong, thăng cấp bậc hàm trước thời hạn khi:

- Lập thành tích xuất sắc trong bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm, nghiên cứu khoa học, học tập.

- Cấp bậc hàm hiện tại thấp hơn cấp bậc hàm cao nhất đối với chức vụ, chức danh đang đảm nhiệm.

Được phong, thăng cấp bậc hàm vượt bậc khi:

- Lập thành tích đặc biệt xuất sắc trong bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm.

- Cấp bậc hiện tại thấp hơn cấp bậc hàm cao nhất quy định đối với chức vụ, chức danh đang đảm nhiệm từ 2 cấp bậc trở lên.

Việc phong, thăng cấp bậc hàm vượt bậc cũng không được vượt quá cấp bậc hàm cao nhất đối với chức vụ, chức danh sĩ quan đang đảm nhiệm.

Ai có quyền phong, thăng cấp bậc hàm trước thời hạn và vượt bậc?

Đối với cấp bậc hàm cấp tướng: Chủ tịch nước.

Đối với cấp bậc hàm từ Đại tá trở xuống: Bộ trưởng Bộ Công an.

Thứ hai, đối với QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN

Hệ thống cấp bậc hàm được chia theo 3 cấp, mỗi cấp 4 bậc từ cao xuống thấp:

Cấp tướng

Đại tướng

Thượng tướng, Đô đốc Hải quân

Trung tướng, Phó Đô đốc Hải quân

Thiếu tướng, Chuẩn Đô đốc Hải quân

Cấp tá

Đại tá

Thượng tá

Trung tá

Thiếu tá

Cấp úy

Đại uý

Thượng uý

Trung uý

Thiếu uý

Sau đây là dấu hiện nhận biết các cấp bậc quân hàm đối với các sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam:

Đại úy có nghĩa là gì

Đại úy có nghĩa là gì

Đại úy có nghĩa là gì

Đại úy có nghĩa là gì

Đại úy có nghĩa là gì

Đại úy có nghĩa là gì

Đại úy có nghĩa là gì

Đại úy có nghĩa là gì

Đại úy có nghĩa là gì

Đại úy có nghĩa là gì

Đại úy có nghĩa là gì

Điều kiện được phong hàm

Đối với học viên tốt nghiệp đào tạo sĩ quan tại ngũ:

- Được phong hàm Thiếu úy.

- Nếu tốt nghiệp loại giỏi, khá ở những ngành đào tạo có tính đặc thù hoặc có thành tích xuất sắc trong công tác được phong hàm Trung úy.

Trường hợp đặc biệt có thể được phong quân hàm cao hơn quy định.

Đối với hạ sĩ quan, binh sĩ thời chiến; quân nhân chuyên nghiệp, công chức quốc phòng tại ngũ; cán bộ, công chức ngoài quân đội, những người tốt nghiệp Đại học trở lên phục vụ tại ngũ được bổ nhiệm giữ chức vụ sĩ quan:

Được phong cấp bậc quân hàm sĩ quan tương xứng.

Điều kiện được thăng quân hàm đối với sĩ quan tại ngũ

Đáp ứng đủ 6 điều kiện sau:

1. Có bản lĩnh chính trị vững vàng, tuyệt đối trung thành với Tổ quốc và nhân dân, với Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có tinh thần cảnh giác cách mạng cao, sẵn sàng chiến đấu, hy sinh, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.

2. Có phẩm chất đạo đức cách mạng; cần kiệm liêm chính, chí công vô tư; gương mẫu chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; phát huy dân chủ, giữ nghiêm kỷ luật quân đội; tôn trọng và đoàn kết với nhân dân, với đồng đội; được quần chúng tín nhiệm.

3. Có trình độ chính trị, khoa học quân sự và khả năng vận dụng sáng tạọ chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước vào nhiệm vụ xây dựng nền quốc phòng toàn dân, xây dựng quân đội nhân dân; có kiến thức về văn hoá, kinh tế, xã hội, pháp luật và các lĩnh vực khác; có năng lực hoạt động thực tiễn đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao; tốt nghiệp chương trình đào tạo theo quy định đối với từng chức vụ.

4. Có lý lịch rõ ràng, tuổi đời và sức khoẻ phù hợp với chức vụ, cấp bậc quân hàm mà sĩ quan đảm nhiệm.

5. Cấp bậc quân hàm hiện tại thấp hơn cấp bậc quân hàm cao nhất quy định đối với chức vụ, chức danh đang đảm nhiệm.

6. Đủ thời hạn xét thăng quân hàm:

- Thiếu úy → Trung úy: 02 năm.

- Trung úy → Thượng úy, Thượng úy → Đại úy: 03 năm.

- Đại úy → Thiếu tá, Thiếu tá → Trung tá, Trung tá → Thượng tá, Thượng tá → Đại tá, Đại tá → Thiếu tướng, Chuẩn Đô đốc Hải quân; Thiếu tướng, Chuẩn Đô đốc Hải quân → Trung tướng, Phó Đô đốc Hải quân; Trung tướng, Phó Đô đốc Hải quân → Thượng tướng, Đô đốc Hải quân; Thượng tướng, Đô đốc Hải quân → Đại tướng: 04 năm.

Lưu ý: Thời gian sĩ quan học tập cũng được tính vào thời hạn xét thăng quân hàm.

Tuổi của sĩ quan tại ngũ được xét thăng quân hàm từ cấp Đại tá lên Thiếu tướng, Chuẩn Đô đốc Hải quân không quá 57, trừ trường hợp theo quyết định của Chủ tịch nước.

Điều kiện để được phong thăng cấp bậc hàm trước thời hạn và vượt bậc

- Được thăng quân hàm vượt bậc khi sĩ quan tại ngũ lập thành tích đặc biệt xuất sắc.

Tuy nhiên, không vượt quá cấp bậc quân hàm cao nhất đối với chức vụ, chức danh sĩ quan đang đảm nhiệm.

- Được thăng quân hàm sĩ quan trước thời hạn khi:

+ Chiến đấu lập chiến công xuất sắc hoặc công tác, nghiên cứu khoa học được tặng huân chương.

+ Hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ mà cấp bậc quân hàm hiện tại thấp hơn cấp bậc quân hàm cao nhất quy định đối với chức vụ, chức danh đang đảm nhiệm từ 02 bậc trở lên hoặc cấp bậc quân hàm hiện tại thấp hơn cấp bậc quân hàm cao nhất đối với chức vụ chỉ huy, quản lý.

Căn cứ pháp lý:

- Luật Công an nhân dân 2014.

- Nghị định 29/2016/NĐ-CP

- Nghị định 160/2007/NĐ-CP

- Luật sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam 1999.        

- Luật sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam sửa đổi 2008.

- Luật sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam sửa đổi 2014.

- Nghị định 82/2016/NĐ-CP.

- Quyết định 109/2009/QĐ-TTg.