Luật các tổ chức tín dụng là gì

Ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổ chức tài chính vi mô và quỹ tín dụng nhân dân đều được gọi là tổ chức tín dụng. Vậy tổ chức tín dụng là gì?

Tổ chức tín dụng (tên gọi tiếng anh là: Credit institution) là doanh nghiệp thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động ngân hàng. Tổ chức tín dụng bao gồm ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổ chức tài chính vi mô và quỹ tín dụng nhân dân. Trong đó:

  • Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng có thể được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật này. Theo tính chất và mục tiêu hoạt động, các loại hình ngân hàng bao gồm ngân hàng thương mại, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác xã.
  • Tổ chức tín dụng phi ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện một hoặc một số hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật này, trừ các hoạt động nhận tiền gửi của cá nhân và cung ứng các dịch vụ thanh toán qua tài khoản của khách hàng. Tổ chức tín dụng phi ngân hàng bao gồm công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính và các tổ chức tín dụng phi ngân hàng khác.
  • Tổ chức tài chính vi mô là loại hình tổ chức tín dụng chủ yếu thực hiện một số hoạt động ngân hàng nhằm đáp ứng nhu cầu của các cá nhân, hộ gia đình có thu nhập thấp và doanh nghiệp siêu nhỏ.
  • Quỹ tín dụng nhân dân là tổ chức tín dụng do các pháp nhân, cá nhân và hộ gia đình tự nguyện thành lập dưới hình thức hợp tác xã để thực hiện một số hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật này và Luật hợp tác xã nhằm mục tiêu chủ yếu là tương trợ nhau phát triển sản xuất, kinh doanh và đời sống.

(Căn cứ Điều 4, Luật các tổ chức tín dụng)

Luật các tổ chức tín dụng là gì

Tổ chức tín dụng bao gồm ngân hàng

Các quy định của pháp luật về tổ chức tín dụng

Hình thức tổ chức của tổ chức tín dụng

- Ngân hàng thương mại trong nước được thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty cổ phần, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 6, Luật tổ chức tín dụng.

- Ngân hàng thương mại nhà nước được thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ (Khoản 2, Điều 6, Luật các tổ chức tín dụng)

- Tổ chức tín dụng phi ngân hàng trong nước được thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn.

- Tổ chức tín dụng liên doanh, tổ chức tín dụng 100% vốn nước ngoài được thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn.

- Ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân được thành lập, tổ chức dưới hình thức hợp tác xã.

- Tổ chức tài chính vi mô được thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn.

(Căn cứ Điều 6, Luật các tổ chức tín dụng)

Quyền của tổ chức tín dụng

Tổ chức tín dụng có quyền sau:

- Quyền tự chủ hoạt động:

  • Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có quyền tự chủ trong hoạt động kinh doanh và tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh của mình. Không tổ chức, cá nhân nào được can thiệp trái pháp luật vào hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
  • Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có quyền từ chối yêu cầu cấp tín dụng, cung ứng các dịch vụ khác nếu thấy không đủ điều kiện, không có hiệu quả, không phù hợp với quy định của pháp luật.

- Quyền hoạt động ngân hàng:

  • Tổ chức có đủ điều kiện theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan được Ngân hàng Nhà nước cấp Giấy phép thì được thực hiện một hoặc một số hoạt động ngân hàng tại Việt Nam.
  • Nghiêm cấm cá nhân, tổ chức không phải là tổ chức tín dụng thực hiện hoạt động ngân hàng, trừ giao dịch ký quỹ, giao dịch mua, bán lại chứng khoán của công ty chứng khoán.

(Căn cứ Điều 7, Điều 8 Luật các tổ chức tín dụng)

Trách nhiệm của tổ chức tín dụng

Tổ chức tín dụng có trách nhiệm sau đây:

- Tham gia tổ chức bảo toàn, bảo hiểm tiền gửi theo quy định của pháp luật và công bố công khai việc tham gia tổ chức bảo toàn, bảo hiểm tiền gửi tại trụ sở chính và chi nhánh

- Tạo thuận lợi cho khách hàng gửi và rút tiền, bảo đảm thanh toán đủ, đúng hạn gốc và lãi của các khoản tiền gửi

- Từ chối việc điều tra, phong tỏa, cầm giữ, trích chuyển tiền gửi của khách hàng, trừ trường hợp có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật hoặc được sự chấp thuận của khách hàng

- Thông báo công khai lãi suất tiền gửi, phí dịch vụ, các quyền, nghĩa vụ của khách hàng đối với từng loại sản phẩm, dịch vụ đang cung ứng

- Công bố thời gian giao dịch chính thức và không được tự ý ngừng giao dịch vào thời gian đã công bố.

Trường hợp ngừng giao dịch trong thời gian giao dịch chính thức, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải niêm yết tại nơi giao dịch chậm nhất là 24 giờ trước thời điểm ngừng giao dịch.

Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được phép ngừng giao dịch quá 01 ngày làm việc, trừ trường hợp trừ trường hợp tạm ngừng hoạt động do sự kiện bất khả kháng và phải được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản trước khi thực hiện.

- Không được che giấu, thực hiện hoạt động kinh doanh liên quan đến khoản tiền đã có bằng chứng về nguồn gốc bất hợp pháp

- Xây dựng quy định nội bộ về phòng, chống rửa tiền, tài trợ khủng bố

- Thực hiện các biện pháp phòng, chống rửa tiền, tài trợ khủng bố

- Hợp tác với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc điều tra hoạt động rửa tiền, tài trợ khủng bố.

(Căn cứ Điều 10, Điều 11 Luật các tổ chức tín dụng)

Luật các tổ chức tín dụng là gì

Trách nhiệm của tổ chức tín dụng

Điều kiện cấp Giấy phép

Tổ chức tín dụng được cấp Giấy phép khi có đủ các điều kiện sau đây:

- Có vốn điều lệ, vốn được cấp tối thiểu bằng mức vốn pháp định

- Chủ sở hữu của tổ chức tín dụng là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, cổ đông sáng lập, thành viên sáng lập là pháp nhân đang hoạt động hợp pháp và có đủ năng lực tài chính để tham gia góp vốn; cổ đông sáng lập hoặc thành viên sáng lập là cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và có đủ khả năng tài chính để góp vốn.

Điều kiện đối với chủ sở hữu của tổ chức tín dụng là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, cổ đông sáng lập, thành viên sáng lập do Ngân hàng Nhà nước quy định

- Người quản lý, người điều hành, thành viên Ban kiểm soát có đủ các tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định tại Điều 50 của Luật này

- Có Điều lệ phù hợp với quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan;

- Có Đề án thành lập, phương án kinh doanh khả thi, không gây ảnh hưởng đến sự an toàn, ổn định của hệ thống tổ chức tín dụng; không tạo ra sự độc quyền hoặc hạn chế cạnh tranh hoặc cạnh tranh không lành mạnh trong hệ thống tổ chức tín dụng.

Lưu ý:

  • Trong thời hạn 180 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ngân hàng Nhà nước cấp Giấy phép hoặc từ chối cấp Giấy phép cho tổ chức đề nghị cấp phép.
  • Trường hợp từ chối cấp Giấy phép, Ngân hàng Nhà nước phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
  • Tổ chức tín dụng được cấp Giấy phép phải nộp lệ phí cấp Giấy phép theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí.
  • Sau khi được cấp Giấy phép, tổ chức tín dụng phải đăng ký hoạt động theo quy định của pháp luật.
  • Tổ chức tín dụng được cấp Giấy phép phải sử dụng đúng tên và hoạt động đúng nội dung quy định trong Giấy phép và không được tẩy xóa, mua, bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho mượn Giấy phép.

Phải công bố thông tin hoạt động

Tổ chức tín dụng phải công bố trên phương tiện thông tin của Ngân hàng Nhà nước và trên một tờ báo viết hàng ngày trong 03 số liên tiếp hoặc báo điện tử của Việt Nam ít nhất 30 ngày trước ngày dự kiến khai trương hoạt động các thông tin sau đây:

  • Tên, địa chỉ trụ sở chính của tổ chức tín dụng
  • Số, ngày cấp Giấy phép, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động và các hoạt động kinh doanh được phép thực hiện
  • Vốn điều lệ hoặc vốn được cấp
  • Người đại diện theo pháp luật của tổ chức tín dụng
  • Danh sách, tỷ lệ góp vốn tương ứng của cổ đông sáng lập hoặc thành viên góp vốn hoặc chủ sở hữu của tổ chức tín dụng
  • Ngày dự kiến khai trương hoạt động.

Điều kiện khai trương hoạt động

Để khai trương hoạt động, tổ chức tín dụng được cấp Giấy phép phải có đủ các điều kiện sau đây:

  • Đã đăng ký Điều lệ tại Ngân hàng Nhà nước
  • Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, có đủ vốn điều lệ, vốn được cấp, có kho tiền đủ điều kiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, có trụ sở đủ điều kiện bảo đảm an toàn tài sản và phù hợp với yêu cầu hoạt động ngân hàng
  • Có cơ cấu tổ chức, bộ máy quản trị, điều hành, kiểm toán nội bộ, quản lý rủi ro, hệ thống kiểm soát nội bộ phù hợp với loại hình hoạt động theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan
  • Có hệ thống công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu quản lý, quy mô hoạt động
  • Có quy chế quản lý nội bộ về tổ chức, hoạt động của Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc), các phòng, ban chuyên môn nghiệp vụ tại trụ sở chính; quy chế nội bộ về quản lý rủi ro; quy chế về quản lý mạng lưới
  • Vốn điều lệ, vốn được cấp bằng đồng Việt Nam phải được gửi đầy đủ vào tài khoản phong tỏa không hưởng lãi mở tại Ngân hàng Nhà nước ít nhất 30 ngày trước ngày khai trương hoạt động. Vốn điều lệ, vốn được cấp được giải tỏa khi tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đã khai trương hoạt động
  • Đã công bố thông tin hoạt động theo quy định.

Phá sản tổ chức tín dụng

- Sau khi Ngân hàng Nhà nước có văn bản chấm dứt kiểm soát đặc biệt hoặc văn bản chấm dứt áp dụng hoặc văn bản không áp dụng các biện pháp phục hồi khả năng thanh toán mà tổ chức tín dụng vẫn lâm vào tình trạng phá sản, thì tổ chức tín dụng đó phải làm đơn yêu cầu Tòa án mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản theo quy định của pháp luật về phá sản.

- Khi nhận được yêu cầu mở thủ tục phá sản tổ chức tín dụng theo quy định trên, Tòa án mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản và áp dụng ngay thủ tục thanh lý tài sản của tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật về phá sản.

- Sau khi Thẩm phán chỉ định Quản tài viên hoặc doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản, Ngân hàng Nhà nước thu hồi Giấy phép của tổ chức tín dụng.

Phương án cơ cấu lại tổ chức tín dụng

Phương án cơ cấu lại tổ chức tín dụng là một trong các phương án sau đây:

  • Phương án phục hồi: Là phương án áp dụng các biện pháp để tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt tự khắc phục tình trạng dẫn đến tổ chức tín dụng đó được đặt vào kiểm soát đặc biệt.
  • Phương án sáp nhập, hợp nhất, chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, phần vốn góp: Là phương án áp dụng khi có tổ chức tín dụng nhận sáp nhập, hợp nhất, có nhà đầu tư nhận chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, phần vốn góp của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt.
  • Phương án chuyển giao bắt buộc: Là phương án chủ sở hữu, thành viên góp vốn, cổ đông của ngân hàng thương mại được kiểm soát đặc biệt phải chuyển giao toàn bộ cổ phần, phần vốn góp cho bên nhận chuyển giao.
  • Phương án giải thể
  • Phương án phá sản.

Luật các tổ chức tín dụng là gì

Các quy định về tổ chức tín dụng

Hệ thống tổ chức tín dụng tại Việt nam

Ngân hàng

- Ngân hàng thương mại Nhà nước:

Tên ngân hàng Địa chỉ Tên ngân hàng Địa chỉ
1. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam

Số 02 Láng Hạ, Thành Công, quận Ba Đình, Hà Nội

3. Ngân hàng TNHH MTV Đại Dương

199 Nguyễn Lương Bằng, TP Hải Dương, tỉnh Hải Dương

2. Ngân hàng TNHH MTV Dầu khí toàn cầu Capital Tower, số 109 Trần Hưng Đạo, phường Cửa Nam, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội 4. Ngân hàng TNHH MTV Xây dựng

145-147-149 đường Hùng Vương, phường 2 thị xã Tâm An, tỉnh Long An

- Ngân hàng thương mại Cổ phần (TMCP):

Tên ngân hàng Địa chỉ Tên ngân hàng Địa chỉ
 1. Ngân hàng Công thương Việt Nam Số 108 Trần Hưng Đạo, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội  17. Ngân hàng TMCP Phương Đông  41, 45 Lê Duẩn, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
 2. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam  Tháp BIDV 35 Hàng Vôi, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội  18. Ngân hàng TMCP Quân Đội  Số 18 Lê Văn Lương, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội
 3. Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam  Số 198 Trần Quang Khải, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội  19. Ngân hàng TMCP Quốc Tế  Tòa nhà Sailing Tower, số 111A Pasteur, Quận 1, TP Hồ Chí Minh
 4. Ngân hàng TMCP Á Châu  Số 442 Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh  20. Ngân hàng TMCP Quốc dân  28C-28D Bà Triệu, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
 5. Ngân hàng TMCP An Bình  Tầng 1, 2, 3 Tòa nhà Geleximco, số 36 Hoàng Cầu, phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội  21. Ngân hàng TMCP Sài Gòn  19,21,23,25 Nguyễn Huệ Phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố HCM
 6. Ngân hàng TMCP Bảo Việt  Tầng 1 và Tầng 5, Tòa nhà CornerStone, số 16 Phan Chu Trinh, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội  22. Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương  Số 2C Phó Đức Chính, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
 7. Ngân hàng TMCP Bản Việt  Toà Nhà HM TOWN, số 412 đường Nguyễn Thị Minh Khai, phường 5, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh  23. Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội  77 Trần Hưng Đạo, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
 8. Ngân hàng TMCP Bắc Á  Số 117 Quang Trung, TP. Vinh, tỉnh Nghệ An  24. Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín  266-268 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh
 9. Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt   Tòa nhà Capital Tower số 109 Trần Hưng Đạo, phường Cửa Nam, Quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội.  25. Ngân hàng TMCP Tiên Phong  Số 57 Lý Thường Kiệt, phường Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội
 10. Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam  Số 22 Ngô Quyền, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội  26. Ngân hàng TMCP Việt Á  Số 34A-34B Hàn Thuyên, phường Phạm Đình Hổ, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
 11. Ngân hàng TMCP Đông Á  130 Phan Đăng Lưu, Quận Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh  27. Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng  Số 89 Láng Hạ, Quận Đống Đa, Hà Nội
 12. Ngân hàng TMCP Đông Nam Á  25 Trần Hưng Đạo, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội  28. Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín  47 Trần Hưng Đạo, TP. Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng
 13. Ngân hàng TMCP MSB  Số 54A Nguyễn Chí Thanh, phường Láng Thượng, Quận Đống Đa, Hà Nội  29. Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex  Tầng 16, 23, 24 tòa nhà MIPEC số 229 Phố Tây Sơn, phường Ngã Tư Sở, Đống Đa, Hà Nội
 14. Ngân hàng TMCP Kiên Long  40-42-44 Phạm Hồng Thái, TP Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang.  30. Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu  Tầng 8 Tòa nhà Vincom, số 72 Lê Thánh Tôn và 47 Lý Tự Trọng, phường Bến Nghé, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
 15. Ngân hàng TMCP Kỹ Thương  191 Bà Triệu, QuậnHai Bà Trưng, Hà Nội  31. Ngân hàng TMCP Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh  25 BIS Nguyễn Thị Minh Khai, phường Bến Nghé, Quận 1, TP. Hồ Chí Mịnh
 16. Ngân hàng TMCP Nam Á  201-203 Cách mạng tháng 8, phường 4, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh    

- Ngân hàng 100% vốn nước ngoài:

Ngân hàng Địa chỉ Ngân hàng Địa chỉ
1. Ngân hàng ANZ Việt Nam Tầng 16, tòa nhà Gelex Tower, số 52 Lê Đại Hành, phường Lê Đại Hành, quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội 6. Ngân hàng Public Bank Việt Nam Tầng 1, tầng 10, tầng 11 tòa nhà Hanoi Tungshing Square, số 2 Ngô Quyền, phường Lý Thái Tổ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
2. Ngân hàng Hong Leong Việt Nam Tầng trệt, tòa nhà Centec, 72-74 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 6, quận 3, TP. Hồ Chí Minh 7. Ngân hàng CIMB Việt Nam Tầng 2 Tòa nhà Cornerstone 16 Phan Chu Trinh, P. Phan Chu Trinh, Q. Hoàn Kiếm, TP Hà Nội
3. Ngân hàng HSBC Việt Nam Tầng 1, 2, 3, 6 Tòa nhà Metropolitan, 235 Đồng Khởi, P. Bến Nghé, quận 1, TP. Hồ Chí Minh 8. Ngân hàng TNHH MTV Woori Việt Nam  Tầng 34, toà nhà Keangnam hanoi Landmark Tower, E6 đường Phạm Hùng, phường Mễ trì, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
4. Ngân hàng Shinhan Việt Nam Tầng trệt, tầng lửng, tầng 2,3 Tòa nhà Empress, số 138-142 đường Hai Bà Trưng, phường Đa Kao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh 9. Ngân hàng TNHH MTV UOB Việt Nam Tầng hầm, tầng trệt và tầng 5 và tầng 15, Tòa nhà Central Plaza, số 17, phường Bến Nghé, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
5. Ngân hàng Standard Chartered Việt Nam P 1810-1815, tòa nhà Keangnam, lô E6, Phạm Hùng, phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội    

 - Ngân hàng liên doanh:

Ngân hàng Địa chỉ
1. Ngân hàng TNHH Indovina 97A Nguyễn Văn Trỗi, phường 12, quận Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh
2. Ngân hàng liên doanh Việt – Nga Số 1 Yết Kiêu, Hoàn Kiếm, Hà Nội

 - Ngân hàng chính sách:

Ngân hàng Địa chỉ
1. Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam Số 169 Linh Đường, phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, Hà Nội
2. Ngân hàng Phát triển Việt Nam Số 25A Cát Linh, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

 - Ngân hàng hợp tác xã:

  • Tên ngân hàng: Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam
  • Địa chỉ: Tầng 4, Tòa nhà N04 đường Hoàng Đạo Thúy, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội

Tổ chức tín dụng phi ngân hàng

 Xem danh sách các tổ chức tín dụng phi ngân hàng TẠI ĐÂY.

Tổ chức tài chính vi mô

Tên Địa chỉ Tên Địa chỉ
1. Tổ chức tài chính vi mô TNHH M7 Tầng 2 Lô A9/D5 Khu đô thị mới Cầu Giấy, Phường Dịch Vọng hậu, Cầu Giấy, Hà Nội 3. Tổ chức tài chính vi mô TNHH Thanh Hóa Số 181 đường Hùng Vương, Phường Quảng Hưng, Thành phố Thanh Hóa, Tỉnh Thanh Hóa
2. Tổ chức tài chính vi mô TNHH MTV Tình thương Số 20 Thụy Khuê, phường Thụy Khê, Tây Hồ, Hà Nội 4. Tổ chức tài chính vi mô TNHH MTV cho người lao động nghèo tự tạo việc làm Số 14C đường Cách mạng Tháng Tám, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh

Một số khái niệm liên quan đến tổ chức tín dụng

Vốn tự có của tổ chức tín dụng là gì?

Vốn tự có của tổ chức tín dụng gồm giá trị thực của vốn điều lệ của tổ chức tín dụng và các quỹ dự trữ, một số tài sản nợ khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

- Theo quy định hiện nay, tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với các đối tượng sau sẽ không được vượt quá 5% vốn tự có của tổ chức tín dụng:

  • Tổ chức kiểm toán, kiểm toán viên đang kiểm toán tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; thanh tra viên đang thanh tra tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài
  • Kế toán trưởng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Chủ tịch và thành viên khác của Hội đồng quản trị, Trưởng ban và thành viên khác của Ban kiểm soát, Giám đốc, Phó giám đốc và các chức danh tương đương của quỹ tín dụng nhân dân
  • Cổ đông lớn, cổ đông sáng lập
  • Doanh nghiệp có một trong những đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 126 của Luật này sở hữu trên 10% vốn điều lệ của doanh nghiệp đó
  • Người thẩm định, xét duyệt cấp tín dụng;

- Tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với đối với một đối tượng là các công ty con, công ty liên kết của tổ chức tín dụng hoặc doanh nghiệp mà tổ chức tín dụng nắm quyền kiểm soát không được vượt quá 10% vốn tự có của tổ chức tín dụng, với tất cả các đối tượng thì không được vượt quá 20% vốn tự có của tổ chức tín dụng.

Khái niệm cho vay của tổ chức tín dụng

Căn cứ Khoản 1, Điều 2, Thông tư 39/2016/TT-NHNN quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng thì cho vay là hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng giao hoặc cam kết giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi.

Theo đó, tổ chức tín dụng có quyền tự chủ trong hoạt động cho vay và tự chịu trách nhiệm về quyết định cho vay của mình. Không tổ chức, cá nhân nào được can thiệp trái pháp luật vào hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng. Ngoài ra, tổ chức tín dụng cũng được phép từ chối các yêu cầu của khách hàng không đúng với quy định và thỏa thuận cho vay.

Luật các tổ chức tín dụng là gì

Tổ chức tín dụng cho vay

Công ty con của tổ chức tín dụng là gì

Công ty con của tổ chức tín dụng là công ty thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  • Tổ chức tín dụng hoặc tổ chức tín dụng và người có liên quan của tổ chức tín dụng sở hữu trên 50% vốn điều lệ hoặc trên 50% vốn cổ phần có quyền biểu quyết;
  • Tổ chức tín dụng có quyền trực tiếp hoặc gián tiếp bổ nhiệm đa số hoặc tất cả thành viên Hội đồng Quản trị, Hội đồng Thành viên hoặc Tổng Giám đốc (Giám đốc) của công ty con;
  • Tổ chức tín dụng có quyền sửa đổi, bổ sung điều lệ của công ty con;
  • Tổ chức tín dụng và người có liên quan của tổ chức tín dụng trực tiếp hay gián tiếp kiểm soát việc thông qua nghị quyết, quyết định của Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng Quản trị, Hội đồng Thành viên của công ty con.

Tổ chức tín dụng hợp tác là gì?

Tổ chức tín dụng hợp tác (tên tiếng Anh: Cooperative Credit Institutions) là tổ chức được thành lập theo nguyên tắc tự nguyện bằng sự góp vốn của các thành viên. Hoạt động chủ yếu của tổ chức tín dụng hợp tác là cho các thành viên vay tiền để cùng nhau phát triển các dự án sản xuất, kinh doanh, đầu tư...

Theo quy định hiện nay tổ chức không phải là tổ chức tín dụng không được phép sử dụng cụm từ hoặc thuật ngữ “tổ chức tín dụng”, “ngân hàng”, “công ty tài chính”, “công ty cho thuê tài chính” hoặc các cụm từ, thuật ngữ có liên quan khác nếu việc sử dụng những từ đó có thể gây nhầm lẫn cho khách hàng.