Khi nào gấp đôi phụ âm cuối khi thêm ing

Các từ đơn âm tiết có một nguyên âm và tận cùng bằng một phụ âm đơn được gấp đôi phụ âm cuối khi ta thêm vào nó một hậu tố có nguyên âm đi đầu : hit + ing = hitting, keep — keeping (Hai nguyên âm.) knit + ed = knitted, help — helped (Hai phụ ậm.) run + er = runner, love — lover (có một nguyên âm cuối.)

Giới thiệu

Các nguyên âm gồm: a, e, i, o, u

Các phụ âm gồm : b, c, d, g, h, j, k, 1, m, n, p,

q, r, s, t, v, w, x, y, z

Một tiếp vĩ ngữ là một nhóm chữ cái gắn vào đuôi từ : beauty — beautiful (ful là tiếp vĩ ngữ.)

  1. Các từ đơn âm tiết có một nguyên âm và tận cùng bằng một phụ âm đơn được gấp đôi phụ âm cuối khi ta thêm vào nó một hậu tố có nguyên âm đi đầu :

hit + ing = hitting, keep — keeping (Hai nguyên âm.) knit + ed = knitted, help — helped (Hai phụ ậm.) run + er = runner, love — lover (có một nguyên âm cuối.)

qu được xem là một phụ âm : quit quitting.

Khi phụ âm cuối là w, x, hoặc y nó không có gấp đôi : row + ed = rowed, box + ing = boxing.

  1. Các từ hai hoặc ba âm tiết có một phụ ậm đi sau chót, trước nó là một nguyên âm đơn và khi dấu nhấn rơi vào âm tiết cuối, ta gấp đôi phụ âm cuối đó.

acquit + ed = acquitted

begin + er = beginner.

nhưng murmur + ed = murmured.

deter + ed = deterred, answer + er = answerer.

recur + ing = recurring, orbit + ing = orbiting.

Tuy nhiên, focus + ed có thể là focused; hoặc focussed và bias + ed có thể là biased hoặc biassed.

  1. Các phụ âm cuối của handicap, kidnap, worship cũng được gấp đôi :

handicap — handicapped; worship — worshipped, kidnap — kidnapped

  1. Các từ tận cùng là l trước nó là một nguyên âm hoặc hai nguyên âm đọc rời nhau, ta gấp đôi l.

appal — appalled, model — modelling, cruel — cruelly, refuel —refuelled, distil — distiller, repel — repelled, duel — duellist, signal — signalled.

Việc thêm -ing cho động từ tiếp diễn và -ed theo quy tắc cho quá khứ, cùng với việc sử dụng -er để so sánh hơn và -est để so sánh nhất, ban đầu có vẻ đơn giản. Tuy nhiên, nhiều người học gặp khó khăn đáng kể do một trong những nguyên nhân chính là phải xử lý vấn đề phức tạp liên quan đến phụ âm kép. Hôm nay, hãy cùng Limosa tìm hiểu xem khi nào gấp đôi phụ âm cuối và gấp đôi như thế nào trong bài viết dưới đây nhé!

Khi nào gấp đôi phụ âm cuối khi thêm ing
Trung tâm sửa chữa điện lạnh – điện tử Limosa

MỤC LỤC

1. Phụ âm là gì?

Theo từ điển Oxford, “consonant” (phụ âm) là nhóm âm thanh được tạo ra bằng cách chặn hoặc hạn chế một phần hoặc toàn bộ dòng không khí thông qua mũi hoặc miệng khi phát ra. Một cách đơn giản để hiểu về phụ âm là so sánh với nguyên âm. Trong khi nguyên âm bao gồm 5 chữ cái là a, e, i, o, u, thì hầu hết các chữ cái còn lại trong bảng chữ cái tiếng Anh đều là phụ âm.

Ví dụ:

  • book /bʊk/ (cuốn sách) thì /b/ và /k/ là phụ âm còn /ʊ/ nguyên âm
  • apple /ˈæpl/ (quả táo) thì /p/ và /l/ là phụ âm còn /æ/ là nguyên âm
    Khi nào gấp đôi phụ âm cuối khi thêm ing

2. Trường hợp đặc biệt của phụ âm h

Khi đứng trước những từ như house (ngôi nhà) hoặc hat (mũ) thì h là phụ âm. Tuy nhiên khi đứng đầu những từ vựng như hour (giờ) hoặc honour (danh dự) thì h lại trở thành âm câm.

Ví dụ:

  • house /haʊs/ ở đây âm đứng đầu của từ house là phụ âm /h/. Hoặc hat /hæt/ ở đây âm đứng đầu của từ hat cũng là phụ âm /h/.
  • hour /ˈaʊə(r)/ ở đây âm đứng đầu của từ hour là một nguyên âm đôi /aʊ/. Hoặc honour /ˈɒnə(r)/ ở đây âm đứng đầu của từ honour là /ɒ/một nguyên âm.

3. Tại sao lại gấp đôi phụ âm?

Việc gấp đôi phụ âm tưởng chừng như diễn ra một cách ngẫu nhiên, nhưng việc nhân đôi phụ âm cuối thường có hai lý do phổ biến sau.

Phân biệt thực từ và từ chức năng đồng âm

Quy luật “three-letter rule” (3 chữ cái) trong chính tả quy định rằng những từ truyền đạt thông tin có ý nghĩa hay thực từ, (content word), như danh từ, động từ, tính từ và trạng từ (hay còn được gọi là từ nội dung), thường được viết bằng ít nhất ba chữ cái. Trái lại, các từ chức năng, giúp xây dựng câu và bao gồm đại từ, giới từ, liên từ, mạo từ và hạt từ, thường được viết bằng một hoặc hai chữ cái (to, by, a, an). Quy tắc này giúp phân biệt giữa từ nội dung và từ chức năng, đặc biệt là khi chúng là từ đồng âm.

Các từ chức năng có ý nghĩa ít hoặc không có ý nghĩa. Những từ như “to”, “by” và “of” là những từ chức năng. Tiếng Anh thích giữ các từ chức năng với hai chữ cái, khi có thể. Đó là lý do tại sao chúng ta thêm phụ âm bổ sung vào các từ như “egg”, “add” và “inn” để phân biệt với những từ chức năng đồng âm.

Ví dụ:

  • ill (bệnh) là một tính từ thuộc nhóm thực từ nên sẽ nhân đôi phụ âm l dù phát âm của ill chỉ là /ɪl/.
  • by (bởi) là một giới từ thuộc nhóm hư từ nên sẽ có hai chữ.

Phân biệt các từ có cùng homophone (đồng âm)

Trong tiếng Anh có những từ đồng âm với nhau nhưng lại viết không giống nhau, vì vậy cần nhân đôi phụ âm để phân biệt được chúng.

Ví dụ:

  • in (bên trong) và inn (quán trọ) cả hai đều có chung cách phát âm là /ɪn/ nên từ inn có phụ âm n được nhân đôi lên.
  • mat (tấm thảm) và matt (bề mặt mờ) cả hai đều có chung cách phát âm là /mæt/ nên từ matt có phụ âm t được nhân đôi lên.

4. Khi nào gấp đôi phụ âm cuối

Khi nào gấp đôi phụ âm cuối khi thêm ing

Để nhân đôi phụ âm cho dù là từ có một âm tiết hay nhiều hơn một âm tiết, cần phải tuân thủ theo 3 quy tắc phổ biến sau đây.

4.1. Quy tắc CVC

CVC là viết tắt của Consonant – Vowel – Consonant, nếu một từ có ba chữ cái hoặc ba chữ cái cuối trong một từ theo trình tự này, thì phụ âm ở cuối từ cần được nhân đôi. Quy tắc này thường được áp dụng với những từ có một âm tiết.

Ví dụ:

  • run (chạy) -> running (đang chạy)

Giải thích: từ run /rʌn/ bắt đầu bằng phụ âm /r/, sau đó là nguyên âm /ʌ/ và kết thúc bằng phụ âm /n/ nên cần nhân đôi phụ âm n

  • drop (làm rơi) -> dropped (đã làm rơi)

Giải thích: từ drop /drɒp/ có ba chữ cái cuối bắt đầu bằng phụ âm /r/, sau đó là nguyên âm /ɒ/ và kết thúc bằng phụ âm /p/ nên cần nhân đôi phụ âm p

  • scam (lừa đảo) -> scammed (đã lừa đảo)

Giải thích: từ scam /skæm/ có ba chữ cái cuối bắt đầu bằng phụ âm /k/, sau đó là nguyên âm /æ/ và kết thúc bằng phụ âm /m/ nên cần nhân đôi phụ âm m.

4.2. Quy tắc trọng âm và nhấn âm

Đối với những từ có nhiều hơn một âm tiết, thì việc nhân đôi phụ âm sẽ phụ thuộc vào việc từ đó có trọng âm ở đầu hoặc được nhấn ở âm thứ nhất hay không, vì nếu nhấn ở đầu thì không cần phải nhân đôi âm. Người học có thể tìm hiểu thêm qua hai bài viết về âm tiết và trọng âm để hiểu thêm về hai chủ đề này.

Ví dụ:

  • occur(xảy ra) -> occurred (đã xảy ra)

Giải thích: động từ occur /əˈkɜːr/ được nhấn ở âm hai nên cần nhân đôi phụ âm r ở cuối.

  • commit (cam kết) -> committing (đang cam kết)

Giải thích: động từ từ commit /kəˈmɪt/ được nhấn ở âm hai nên cần nhân đôi phụ âm t ở cuối.

  • water (tưới nước) -> watering (đang tưới nước)

Giải thích: động từ water /ˈwɔːtə(r)/ được nhấn ở âm đầu nên không cần nhân đôi phụ âm r ở cuối.

Quy tắc 1 nguyên âm, 1 phụ âm

Quy tắc này còn có tên gọi là quy tắc 1-1-1, khi một từ chỉ có một âm tiết, một nguyên âm và một phụ âm, thì phụ âm đứng cuối phía sau nguyên âm sẽ được nhân đôi.

Ví dụ:

  • big (lớn) -> bigger (lớn hơn)

Giải thích: tính từ big /bɪɡ/ chỉ có 1 âm tiết, 1 nguyên âm và 1 phụ âm, nên khi thêm đuôi -er để trở thành tính từ so sánh hơn cần gấp đôi phụ âm g.

  • hot (nóng) → hottest (nóng nhất)

Giải thích: tính từ hot /hɒt/ chỉ có 1 âm tiết, 1 nguyên âm và 1 phụ âm, nên khi thêm đuôi -est để trở thành tính từ so sánh nhất cần gấp đôi phụ âm t.

Trường hợp đặc biệt của gấp đôi phụ âm

Những người học tiếng Anh nói riêng và ngôn ngữ nói chung đều biết ít nhiều về những trường hợp đặc biệt trong ngôn ngữ. Nhân đôi phụ âm cũng không phải là một ngoại lệ.

Trường hợp 1: Một từ vừa có thể nhân đôi phụ âm hoặc không nhân đôi. Lý do dẫn đến trường hợp này là do hai nhóm tiếng Anh – Anh và tiếng Anh – Mỹ

Ví dụ:

  • Động từ cancel (hủy) khi thêm -ing sẽ trở thành cancelling (đang hủy) đối với trường hợp Anh-Anh và canceling (đang hủy) đối với trường hợp Anh-Mỹ
  • Tính từ travel (du lịch) khi thêm ed sẽ trở thành travelled (đã đi du lịch) đối với trường hợp Anh-Anh và traveled đối với trường hợp Anh-Mỹ (đã đi du lịch).

Trường hợp 2: Những trường hợp đặc biệt của động từ

Ví dụ:

  • Động từ babysit/ˈbeɪbisɪt/ (chăm trẻ) dù nhấn ở âm hai nhưng khi thêm hậu tố ing hoặc ed thì không cần phải nhân đôi phụ âm cuối t → babysitting (đang chăm trẻ)/babysitted (đã chăm trẻ)
  • Động từ inhabit /ɪnˈhæbɪt/ (sinh sống) dù nhấn ở âm hai nhưng khi thêm hậu tố ing hoặc ed thì không cần phải nhân đôi phụ âm cuối t → inhabiting (đang sinh sống)/inhabited (có vật sinh sống)

Trường hợp 3: Tính từ có đuôi ful khi thêm hậu tố ly sẽ phải nhân đôi phụ âm.

Tuy nhấn trọng âm đầu, những tính từ có đuôi ful khi thêm hậu tốt ly để trở thành trạng từ cần gấp đôi phụ âm

Ví dụ:

  • Tính từ awful /ˈɔːfl/ (tồi tệ) dù nhấn âm một nhưng khi thêm hậu tố ly để thành trạng từ cần phải nhân đôi phụ âm cuối l → awfully (một cách tồi tệ)
  • Tính từ usual /ˈjuːʒəl/ (thường) dù nhấn âm một nhưng khi thêm hậu tố ly để thành trạng từ cần phải nhân đôi phụ âm cuối l → usually (thường xuyên)

Trong bài viết này, Trung tâm sửa chữa điện lạnh – điện tử Limosa với số HOTLINE 1900 2276 đã chỉ khi nào gấp đôi phụ âm cuối. Mong rằng những kiến thức trên đây sẽ giúp bạn phân biệt dễ dàng áp dụng chính xác và thuần thục chúng vào các bài tập ngữ pháp cũng như trong giao tiếp nhé!