Người có công giúp đỡ cách mạng là gì

Xin hỏi, bác tôi nhiều năm tham gia nuôi giấu cán bộ, dùng nhà ở của mình là nơi hoạt động cho cách mạng. Sau đó địch phát hiện và bắt bác tôi, tra tấn dã man nên bác tôi buộc khai ra 1 trong số nhiều nơi nuôi giấu cán bộ mà bác tôi biết. Nhưng sau đó, địch vẫn bắn chết bác tôi. Vậy bác tôi có đủ điều kiện xác nhận người có công với cách mạng không? Và thân nhân của bác tôi có được hưởng chế độ gì không?

Tư vấn chế độ chính sách:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tổng đài tư vấn. Vấn đề của bạn về điều kiện xác nhận người có công giúp đỡ cách mạng theo quy định; chúng tôi xin trả lời như sau:

Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng sửa đổi, bổ sung năm 2012 như sau:

“Điều 1.

Sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng:

1. Khoản 1 Điều 2 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“1. Người có công với cách mạng:

m) Người có công giúp đỡ cách mạng.”

Bên cạnh đó, căn cứ theo quy định tại Điều 32 Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng sửa đổi, bổ sung năm 2012 thì:

“Điều 32

Người có công giúp đỡ cách mạng là người đã có thành tích giúp đỡ cách mạng trong lúc khó khăn, nguy hiểm, bao gồm:

1. Người được tặng Kỷ niệm chương “Tổ quốc ghi công” hoặc Bằng “Có công với nước”;

2. Người trong gia đình được tặng Kỷ niệm chương “Tổ quốc ghi công” hoặc Bằng “Có công với nước” trước cách mạng tháng Tám năm 1945;

3. Người được tặng Huân chương kháng chiến hoặc Huy chương kháng chiến;

4. Người trong gia đình được tặng Huân chương kháng chiến hoặc Huy chương kháng chiến.”

Như vậy theo quy định trên thì người có công giúp đỡ cách mạng là một trong những đối tượng thuộc người có công với cách mạng. Người có công giúp đỡ cách mạng là người đã có thành tích giúp đỡ cách mạng trong lúc khó khăn, nguy hiểm thuộc một trong các trường hợp nêu trên.

Dẫn chiếu đến trường hợp của bạn; Bác bạn nhiều năm tham gia nuôi giấu cán bộ, dùng nhà ở của mình là nơi hoạt động cho cách mạng. Sau đó địch phát hiện và bắt bác bạn, tra tấn dã man nên bác bạn buộc khai ra 1 trong số nhiều nơi nuôi giấu cán bộ mà bác biết. Nhưng sau đó, địch vẫn bắn chết bác của bạn.

Mặc dù bác bạn có công nuôi giấu cán bộ, tuy nhiên sau khi bị địch tra tấn đã khai báo một trong số nhiều nơi nuôi giấu cán bộ. Bên cạnh đó, bác bạn phải thuộc một trong các trường hợp có Huân huy chương kháng chiến hoặc Kỷ niệm chương “Tổ quốc ghi công” hoặc Bằng “Có công với nước”. Do đó, bác của bạn không đủ điều kiện để công nhận là người có công giúp đỡ cách mạng theo quy định.

Người có công giúp đỡ cách mạng là gì

Tư vấn Chế độ chính sách trực tuyến 1900 6172

Kết luận:

Trường hợp của bác bạn không đủ điều kiện xác nhận là người có công giúp đỡ cách mạng theo quy định.

Trên đây là bài viết về vấn đề điều kiện xác nhận người có công giúp đỡ cách mạng theo quy định. Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm tại các bài viết:

Chế độ tử tuất cho thân nhân của hai người có công từ trần

Đối tượng được cấp bảo hiểm y tế người phục vụ người có công với cách mạng

Nếu trong quá trình giải quyết có vấn đề gì vướng mắc vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.

Hỏi: Nghị định số 210/2004/NĐ-CP ngày 20-12-2004 của Chính phủ quy định về chế độ trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với người có công với cách mạng. Tôi đã được Chính phủ tặng Bằng khen “đã có công góp sức vào cuộc kháng chiến lâu dài và anh dũng của dân tộc” thì có được hưởng chế độ trợ cấp như nêu trên không ?

Phạm Gia (quận Hoàn Kiếm)

Trả lời: Pháp lệnh số 01/2002/PL-UBTVQH11 ngày 4-10-2002 của ủy ban Thường vụ Quốc hội sửa đổi Điều 22 và Điều 23 của Pháp lệnh Ưu đãi người hoạt động cách mạng, liệt sĩ và gia đình liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến, người có công giúp đỡ cách mạng quy định: Người có công giúp đỡ cách mạng được hưởng chế độ ưu đãi của Nhà nước là người đã có thành tích giúp đỡ cách mạng trong lúc khó khăn, nguy hiểm và được Nhà nước tặng Kỷ niệm chương “Tổ quốc ghi công” hoặc Bằng “Có công với nước”, Huân chương Kháng chiến, Huy chương Kháng chiến.

Hướng dẫn quy định trên, Điều 1 Nghị định số 69/2003/NĐ-CP ngày 13-6-2003 của Chính phủ nêu người có công giúp đỡ cách mạng bao gồm:

- Người đã có thành tích giúp đỡ cách mạng trong lúc khó khăn, nguy hiểm thời kỳ trước ngày 19-8-1945, được Nhà nước tặng Kỷ niệm chương “Tổ quốc ghi công” hoặc “Bằng có công với nước”.

- Người đã có thành tích giúp đỡ cách mạng trong lúc khó khăn, nguy hiểm thời kỳ kháng chiến giải phóng dân tộc, từ ngày 19-8-1945 đến ngày 30-4-1975 được Nhà nước tặng Huân chương Kháng chiến.

- Người đã có thành tích giúp đỡ cách mạng trong lúc khó khăn, nguy hiểm thời kỳ kháng chiến giải phóng dân tộc, từ ngày 19-8-1945 đến ngày 30-4-1975 được Nhà nước tặng Huy chương Kháng chiến.

Cụ thể hơn, Thông tư số 18/2003/TT-BLĐTBXH ngày 15-7-2003 hướng dẫn chế độ trợ cấp đối với người có công giúp đỡ cách mạng, quy định những người sau đây có đủ điều kiện công nhận là người có công giúp đỡ cách mạng:

- Người có thành tích giúp đỡ cách mạng trước ngày 19-8-1945 đã được Nhà nước tặng Kỷ niệm chương “Tổ quốc ghi công” hoặc “Bằng có công với nước”.

- Người có thành tích giúp đỡ cách mạng trong kháng chiến đã được Nhà nước tặng Huân chương Kháng chiến, bao gồm người đã được Nhà nước tặng Huân chương Kháng chiến; một trong những người có tên được ghi trong danh sách của gia đình được Nhà nước tặng Huân chương Kháng chiến.

- Người có thành tích giúp đỡ cách mạng trong kháng chiến đã được Nhà nước tặng Huy chương Kháng chiến.

Như vậy, trường hợp của ông hỏi, nếu người có công giúp đỡ cách mạng chỉ được trao “Bằng khen” mà không được Nhà nước tặng Kỷ niệm chương “Tổ quốc ghi công”, “Bằng có công với nước” hoặc Huân chương Kháng chiến, Huy chương Kháng chiến như đã nêu trên thì không được hưởng chế độ trợ cấp hàng tháng theo quy định tại Nghị định số 210/2004/NĐ-CP ngày 20-12-2004 của Chính phủ về chế độ trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với người có công với cách mạng.

HNM

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội trả lời vấn đề này như sau:

Điều kiện, tiêu chuẩn người có công giúp đỡ cách mạng được quy định tại Điều 38 Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng số 02/2020/UBTVQH14 ngày 9/12/2020 do Ủy ban thường vụ Quốc hội như sau: Người có công giúp đỡ cách mạng là người đã có thành tích giúp đỡ cách mạng trong lúc khó khăn, nguy hiểm và được Nhà nước khen tặng thuộc một trong các trường hợp sau đây:

- Người được tặng hoặc người trong gia đình được tặng Kỷ niệm chương "Tổ quốc ghi công" hoặc Bằng "Có công với nước" trước cách mạng tháng Tám năm 1945;

- Người được tặng hoặc người trong gia đình được tặng Huân chương Kháng chiến;

- Người được tặng hoặc người trong gia đình được tặng Huy chương Kháng chiến.

Chế độ ưu đãi đối với người được tặng hoặc người trong gia đình được tặng Huân chương Kháng chiến được quy định tại khoản 2 Điều 39 Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng số 02/2020/UBTVQH14 ngày 9/12/2020 do Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định như sau: Trợ cấp hàng tháng; trường hợp sống cô đơn thì được hưởng thêm trợ cấp nuôi dưỡng hàng tháng; Bảo hiểm y tế; Điều dưỡng phục hồi sức khỏe hai năm một lần; Hỗ trợ cải thiện nhà ở căn cứ vào công lao, hoàn cảnh của từng người hoặc khi có khó khăn về nhà ở; Miễn hoặc giảm tiền sử dụng đất khi được Nhà nước giao đất ở, chuyển mục đích sử dụng đất sang đất ở, công nhận quyền sử dụng đất ở, khi được mua nhà ở thuôc sở hữu của Nhà nước.

Về hồ sơ, thủ tục giải quyết chế độ, thời điểm hưởng được quy định tại Điều 69 , Điều 70 Nghị định 131/2021/NĐ-CP ngày 30/12/2021 do Chính phủ ban hành.

Đề nghị ông căn cứ hướng dẫn trên thu thập hoàn thiện hồ sơ và liên hệ với cơ quan Lao động – Thương binh và Xã hội địa phương để được xem xét, giải quyết theo thẩm quyền.

Ông Tùng được biết, những trường hợp như mẹ của ông trước đây chưa được đưa vào diện người có công giúp đỡ cách mạng, nhưng từ năm 2005 theo Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng thì mẹ của ông thuộc đối tượng được hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng. 

Ông Tùng hỏi, mẹ của ông có được hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng không? Có được truy lĩnh từ năm 2005 đến nay không? Gia đình ông phải làm thủ tục gì để được giải quyết?

Về vấn đề này, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội trả lời như sau:

Điều kiện, tiêu chuẩn người có công giúp đỡ cách mạng được quy định tại Điều 38 Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng số 02/2020/UBTVQH14 ngày 9/12/2020 do Ủy ban thường vụ Quốc hội như sau: Người có công giúp đỡ cách mạng là người đã có thành tích giúp đỡ cách mạng trong lúc khó khăn, nguy hiểm và được Nhà nước khen tặng thuộc một trong các trường hợp sau đây:

- Người được tặng hoặc người trong gia đình được tặng Kỷ niệm chương "Tổ quốc ghi công" hoặc Bằng "Có công với nước" trước cách mạng tháng Tám năm 1945;

- Người được tặng hoặc người trong gia đình được tặng Huân chương Kháng chiến;

- Người được tặng hoặc người trong gia đình được tặng Huy chương Kháng chiến.

Chế độ ưu đãi đối với người được tặng hoặc người trong gia đình được tặng Huân chương Kháng chiến được quy định tại khoản 2 Điều 39 Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng số 02/2020/UBTVQH14 ngày 9/12/2020 do Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định như sau: Trợ cấp hàng tháng; trường hợp sống cô đơn thì được hưởng thêm trợ cấp nuôi dưỡng hàng tháng; Bảo hiểm y tế; Điều dưỡng phục hồi sức khỏe hai năm một lần; Hỗ trợ cải thiện nhà ở căn cứ vào công lao, hoàn cảnh của từng người hoặc khi có khó khăn về nhà ở; Miễn hoặc giảm tiền sử dụng đất khi được Nhà nước giao đất ở, chuyển mục đích sử dụng đất sang đất ở, công nhận quyền sử dụng đất ở, khi được mua nhà ở thuôc sở hữu của Nhà nước.

Về hồ sơ, thủ tục giải quyết chế độ, thời điểm hưởng được quy định tại Điều 69 , Điều 70 Nghị định 131/2021/NĐ-CP ngày 30/12/2021 do Chính phủ ban hành.

Đề nghị ông căn cứ hướng dẫn trên thu thập hoàn thiện hồ sơ và liên hệ với cơ quan Lao động – Thương binh và Xã hội địa phương để được xem xét, giải quyết theo thẩm quyền.

Chinhphu.vn