Tập luyện pháp luân công ở việt nam

Pháp Luân Công bị cấm tại Việt Nam? Pháp Luân Công có phải tà đạo không? đây là câu hỏi thắc mắc được dư luận đưa ra nhiều về các vấn đề Pháp Luân Công (Falun Gong). Thực hư môn tu luyện này như thế nào, có hợp pháp không? xin mời các bạn tham khảo các phân tích của các luật sư, Tiến sĩ dựa trên Pháp Luật của nhà nước Việt Nam.

Tập luyện pháp luân công ở việt nam

Mục lục

Pháp Luân Công Có Bị Cấm Ở Việt Nam Không? Tại Sao?

Pháp Luân Đại Pháp (còn gọi là Pháp Luân Công) là môn tu luyện Phật gia thượng thừa, do ông Lý Hồng Chí, Sư phụ của pháp môn sáng lập. Pháp môn lấy [việc] đồng hoá với đặc tính “Chân Thiện Nhẫn” của vũ trụ làm căn bản, lấy đặc tính tối cao của vũ trụ làm chỉ đạo, là chiểu theo nguyên lý diễn hoá của vũ trụ mà tu luyện. Các bài giảng của Sư phụ Lý được trình bày trong nhiều kinh thư, trong đó có Pháp Luân Công, Chuyển Pháp Luân, Đại Viên Mãn Pháp, Tinh tấn Yếu chỉ và Hồng Ngâm. Các tác phẩm này và các tác phẩm khác đã được dịch thành 38 ngôn ngữ, và được xuất bản và lưu truyền trên khắp thế giới.

Trong đó bao gồm cả bản tiếng việt.

Pháp Luân Công không phải là tôn giáo, không có cơ sở, không có người đứng đầu, học viên thực tu trong cuộc sống hàng ngày. Môn khí công này được các du học sinh luyện tập từ những năm 2000. Nhờ tác dụng trong việc cải biến tình trạng sức khỏe kỳ diệu và hướng con người trở thành người tốt, có đạo đức mà trong vòng 20 năm ở Việt Nam khắp các khu vực, tỉnh thành đều có nhiều người tập luyện mà không cần quảng bá nhiều.

Nghiên cứu tác động đến sức khỏe của PLC

Hướng dẫn học Pháp Luân Công miễn phí

Tuy nhiên vì có các thông tin trái chiều, nên nhiều người lấy làm thắc, lo ngại liệu Pháp Luân Công có bị cấm ở Việt Nam? tập Pháp Luân Công có hợp pháp tại Việt Nam? Chúng tôi xin khẳng định Việt Nam không có quy định nào cấm người dân tập luyện, nếu ai nói có thì các bạn có thể hỏi họ Luật nào quy định cấm thì tự khắc sẽ rõ. Vậy tập Pháp Luân Công hoàn toàn hợp pháp, nếu không 20 năm qua sao vẫn có thể phát triển khắp mọi nơi.

Xem thêm: Tiến sĩ, Bác sĩ, thầy thuốc, Chuyên viên y tế, nhà báo nói gì về Pháp Luân Công

Người Dân Có Quyền Được Luyện Tập và Giới Thiệu Cho Người Khác Về Pháp Luân Công Hay Không?

Tập luyện pháp luân công ở việt nam

Theo quy định tại khoản 1 Điều 20, Điều 24 hiến pháp thì công dân có quyền được bảo hộ về sức khỏe, có quyền được tự do tín ngưỡng, cụ thể như sau:

Vì Pháp Luân Công có liên quan đến vấn đề về sức khỏe và đức tin nên người dân Việt Nam được phép tập luyện, cụ thể như sau:

Điều 20.

1. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm.”

Điều 24.

1. Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật.

2. nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.

3. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật.

Ban Tôn giáo Chính phủ cũng đã có công văn số 869 ngày 22/08/2016 có nêu rõ rằng:

Pháp Luân Công tại Việt Nam không phải là một tổ chức tín ngưỡng, tôn giáo mà chỉ là một môn rèn luyện sức khỏe và tinh thần.

Và trong ý 2 có nêu:

Tránh sử dụng thuật ngữ “đạo” hay “tôn giáo” khi đề cập hay giải quyết vấn đề pháp luân Công.

Pháp Luân Công không phải tôn giáo, không thành lập tổ chức, miễn phí, mọi người tham gia dựa trên tinh thần tự nguyện không lôi kéo, bức ép. Pháp Luân Công cũng cấm chỉ học viên làm chính trị, do đó hoàn toàn nằm trong sự bảo hộ của Hiến pháp. Ngoài ra Pháp luật Việt Nam cũng không hề có quy định nào cấm công dân tu luyện Pháp Luân Công. Do vậy Pháp Luân Công có thể được coi giống như các môn khí công rèn luyện sức khỏe khác như Yoga, Thái cục quyền, võ thuật khác, người dân có thể tự do chia sẻ với người khác về trải nghiệm của mình và sự tốt đẹp của môn tập, có thể coi đó là hoạt động từ thiện, không thể nói các học viên là đang tuyên truyền trái phép Pháp Luân Công.

Bản Chất Của Pháp Luân Công

Bà Sara Cook, Chuyên gia Nghiên cứu Cấp cao về Đông Á của Tổ chức Freedom House nhận xét vể nhận định của bí thư Giang Trạch Dân và tuyên truyền của ĐCSTQ rằng:

ĐCSTQ và các quan chức Trung Quốc thường khẳng định rằng cần phải cấm pháp luân Công vì đó là một ‘tà giáo’ có một ảnh hưởng bất chính đối với xã hội. Những cáo buộc này là vô căn cứ khi được xem xét tại trung quốc, cũng như khi xét đến sự phổ biến của pháp luân Công ở những nơi khác trên thế giới, bao gồm cả Đài Loan vốn có nền dân chủ.

Có thể thấy rằng cáo buộc của Giang là thiếu căn cứ, mang tính chủ quan, đánh lừa người dân và các chính phủ trên thế giới.

Thực tế đến nay cho thấy Pháp Luân Công nhận được rất nhiều giải thưởng, rất nhiều chính trị gia từ các nước trên thế giới lên tiếng ủng hộ môn tập này.  Cho thấy rằng âm mưu của Giang đã thật sự thất bại, tuy nhiên vì sự ràng buộc về kinh tế đối với Đảng Cộng Sản Trung Quốc mà chỉ có một số ít nhà lãnh đạo lên tiếng chỉ trích thẳng vấn đề này.

Một sự kiện xảy ra vào ngày 3/2/2014 cũng làm cho một số người hiểu nhầm về Pháp Luân Công. Một nhóm người đã tới lăng Ba Đình, Hà Nội để gây rối. Các học viên Pháp Luân Công sau đó đều khẳng định những người này mạo danh, không phải học viên Pháp Luân Công và đã bị xử lý theo pháp luật.

Gần đây nhất là vụ án “Giết người đổ bê tông ở Bình Dương” 1 năm trước mặc dù chưa có kết quả điều tra cụ thể, buộc tội hay phán quyết từ tòa án. Tuy nhiên các nhà báo, các phương tiện truyền thông đa phương tiện, liên tục viết các bài báo nhấn mạnh chi tiết “Pháp Luân Công” và các từ khóa về vụ án chia sẻ dày đặc trên mạng xã hội. Dù cho kết quả  điều tra và lời khai từ các bị can sau này đều khẳng định không liên quan gì tới Pháp Luân Công nhưng sau một thời gian dài lan truyền những tin tức không chính xác nhiều người cũng đã có phản ứng không tốt trong vô thức về Pháp Luân Công.

Xem thêm: Khép lại vụ án mạng ở Bình Dương, người tập Pháp Luân Công nghĩ gì?

Nếu một cá nhân tu luyện trong Phật Giáo hoặc tín đồ Cơ đốc giáo mà làm chuyện xấu thì không thể nói rằng tôn giáo đó là xấu, huống hồ Pháp Luân Công hoàn toàn không phải tôn giáo. Bạn nên nhận diện và cảnh giác với các vấn đề này, ai vi phạm pháp luật đều phải tự chịu trách nhiệm. Các chính giáo khi mới bắt đầu truyền pháp lúc nào cũng có các thế lực thù địch, sử dụng các thủ đoạn nhằm phát động phá hoại tín ngưỡng từ bên trong, đây chính là sự phá hoại lớn nhất.

Học Viên Pháp Luân Công Nói Về Môn Tập Và Chia Sẻ Về Cuộc Đàn Áp Ở Trung Quốc Có Sai Không?

Chia sẻ thông tin thuộc về quyền tự do ngôn luận

Chúng ta hãy đi qua một số thông tin về Pháp luật dưới đây:

Điều 25 hiến pháp năm 2013 quy định

Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định.

Theo ấn phẩm đăng tải trên Bộ tư pháp

Quyền tự do ngôn luận là quyền của con người trong việc tự do tìm kiếm; tiếp nhận và truyền đạt thông tin, ý kiến của mình đối với mọi lĩnh vực của đời sống xã hội dưới hình thức bằng lời nói, văn bản; hoặc dưới bản điện tử; hoặc dưới hình thức khác…

Vì vậy có thể hiểu chia sẻ những thông tin tốt đẹp về Pháp Luân Công như bên dưới là hoàn toàn được phép.

Tập luyện pháp luân công ở việt nam
Tập luyện pháp luân công ở việt nam

Nhưng không hiểu vì sao vẫn có các thông tin cho rằng Pháp Luân Công dụ dỗ, lôi kéo người tập, một bộ phận nhỏ các cơ quan chức năng cũng cho rằng như thế. Đây có thể là sự hiểu nhầm lớn hoặc không thống nhất giữa các bộ phận chính quyền. Học viên chia sẻ những trải nghiệm tốt đẹp của mình hoàn toàn không vi phạm Pháp luật mà đang thực hiện đúng, cho nên họ xứng đáng được Pháp luật bảo hộ.

Nói sự thật về cuộc đàn áp tại Trung Quốc liệu có vi phạm luật pháp Việt Nam

Theo đạo lý từ xưa đến nay cái ác luôn bị lên án, trừng phạt, cái thiện luôn được bảo vệ. Vậy tại sao khi chính quyền tà ác tại Trung Quốc ngang nhiên bức hại các học viên Pháp Luân Công thì hầu như ai cũng đều im lặng, trong khi các học viên Pháp Luân Công lên tiếng vạch trần thì lại được khép vào làm chính trị. Điều mâu thuẫn đến kỳ lạ này đang thực sự diễn ra, đạo lý luân thường gần như bị đảo lộn.

Pháp Luân Công là môn khí công với số lượng người tập lên tới hơn trăm triệu người, trong số đó rất nhiều là Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ, Nhà khoa học, người làm nghệ thuật, doanh nhân… Pháp Luân Công được công nhận trên toàn thế giới vì lợi ích tốt đẹp.

Khi học viên chia sẻ vấn đề về cuộc đàn áp tại Trung Quốc đơn giản chi muốn nhiều người hiểu ra rằng cuộc đàn áp này là phi nghĩa, im lặng tức là tiếp tay cho cái ác hoành hành. Họ giới thiệu chỉ để đánh thức lương tri, lương tâm vì bản tính con người là lương thiện, hoàn toàn không có mưu cầu quyền lực chính trị tại Việt Nam & Trung Quốc. Họ dùng quyền cơ bản của mình chính là tự do ngôn luận trong khuôn khổ của Pháp Luật để liên tiếng. Do vậy học viên nói về cuộc đàn áp Pháp Luân Công tại Trung Quốc không vi phạm pháp luật, điều này cực kỳ bình thường ở các xã hội tự do khác.

Nỗ lực đấu tranh, phản bức hại của học viên quốc tế & Việt Nam đã được ghi nhận khi ngày nay cũng đang dần hiểu rõ về cuộc bức hại của tập đoàn tà ác tại Trung Quốc tức ĐCSTQ. Họ đã lựa chọn lên tiếng phản đối ĐCSTQ, cổ vũ các học viên Pháp Luân Công bằng cách ký tên vào các lá đơn thỉnh nguyện gửi tới cao ủy Liên Hiệp Quốc, đây là một tín hiệu rất đáng mừng.

Học Viên Pháp Luân Công Tuân Thủ Quy Định Của Nhà Nước Việt Nam

Không những không vi phạm Pháp luật học viên Pháp Luân Công còn là những người tuân thủ Pháp luật, tại sao lại nói như vậy.

Trước hết Pháp Luân Công luôn dạy học viên thực hành giá trị cốt lõi Chân – Thiện – Nhẫn trong cuộc sống, trở thành người tốt có ích cho xã hội. Học viên luôn làm tốt công việc của mình, thực hiện đầy đủ trách nhiệm của một công dân chuẩn mực, luôn thực hành các nguyên tắc đạo đức sẽ không đi làm việc xấu hoặc phạm pháp.

Họ chỉ quan tâm tu luyện, đề cao tâm tính và chia sẻ những lợi ích tốt đẹp trong khuôn khổ Pháp luật. Hoàn toàn không tham gia chính trị, bịa đặt hay lan truyền những thông tin chống đối chính quyền, chế độ, tất cả nội dung, tài liệu đều không vi phạm luật pháp.

Tập luyện pháp luân công ở việt nam

Một điểm tập tại Công viên yên bình tại Hồ Chí Minh

Khi đại dịch Covid-19 bùng phát họ đều thực hiện đúng yêu cầu từ chính quyền địa phương là tránh tụ tập nơi đông người, nơi công cộng mặc dù hầu như họ đều có thân thể khỏe mạnh. Việc tuân thủ pháp luật Quốc gia cũng đã được nói trong kinh sách Đại Viên Mãn Pháp, ai làm trái phải tự chịu trách nhiệm cá nhân.

Tiến sĩ Luật, Luật Sư Trả Lời Câu Hỏi Pháp Luân Công Có Bị Cấm Ở Việt Nam Hay Là Không?

Luật sư Nguyễn Xuân Chiến

Luật sư Nguyễn Xuân Chiến đã trả lời cho câu hỏi “Pháp Luân Công có bị cấm ở Việt Nam không?”:

Pháp Luân Công liên quan đến vấn đề sức khỏe và đức tin. Do vậy, cũng như tuyệt đại đa số các quốc gia khác, công dân có quyền được “bảo hộ về sức khỏe”, quyền “tự do tín ngưỡng”. Điều này được thể hiện tại điều 23, 24 hiến pháp năm 2013.

Trên nguyên tắc hiến định đó, công văn số 896/TGCP-TGK ngày 22-8-2014 của ban tôn giáo Chính Phủ nêu rõ: “pháp luân Công ở việt nam không phải là một tổ chức tín ngưỡng, tôn giáo mà chỉ là một môn rèn luyện sức khỏe và tinh thần”. Như vậy, Chính phủ đã xác định pháp luân Công là một môn khí công rèn luyện sức khỏe và tinh thần nên người dân hoàn toàn có quyền tự do tập luyện, cũng như tự do nói về lợi ích và sự tốt đẹp của môn tập này.

Luật sư Chiến cũng trả lời về các ý kiến thắc mắc rằng các tài liệu giới thiệu Pháp Luân Công liệu có tính hợp pháp:

Theo khoản 4 điều 4 Luật xuất bản năm 2012 quy định về xuất bản phẩm, thì tài liệu giới thiệu pháp luân Công được các học viên in và sử dụng vào mục đích thiện nguyện không phải là xuất bản phẩm. Vì vậy, nên các tài liệu và sách không cần hoá đơn, chứng từ theo quy định đối với phát hành xuất bản phẩm. Do đó hoàn toàn phù hợp với pháp luật việt nam.

Tiến sĩ luật Nguyễn Duy Hưng

Tiến sĩ Nguyễn Duy Hưng (nguyên giảng viên khoa luật hình sự công tác tại ĐH Luật Tp.Hcm) trả lời về vấn đề công an không cho phép người dân tập với lý do nhà nước quy định tập trung đông người nơi công cộng cần phải xin phép:

Theo nghị định số 38 ngày 18/03/3005 của Chính phủ và hướng dẫn tại thông tư số 09 ngày 05/09/2005 của bộ công an, hoạt động tập trung đông người ở nơi công cộng là những trường hợp tổ chức tập trung từ 5 người trở lên tại những nơi cộng cộng; nhằm mục đích đưa ra những yêu cầu hoặc những vấn đề có liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, gia đình, tổ chức; hoặc nhằm đưa ra những yêu cầu, kiến nghị về những vấn đề có liên quan đến đời sống chính trị – xã hội, đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Vậy việc người dân tập luyện pháp luân Công tại các nơi công cộng chỉ đơn thuần là rèn luyện sức khỏe thì không có gì sai so với quy định của pháp luật và cần xin phép.

Nghệ sĩ nhân dân Trung Đức

Pháp Luân Công là một môn tuyệt vời, giúp mọi người nâng cao sức khỏe; tại sao lại nói là chính trị? Chú chỉ thấy rằng tập rất có lợi cho bản thân mình. Khi tôi tập được 2 tháng thì tôi và nghệ sĩ nhân dân Thu Hiền có vào Sài Gòn hát. Khán giả có yêu cầu tôi hát một bài tiếng Pháp. Tôi bắt đầu hát thì nhạc dạo xong tôi cũng không thuộc. Tự nhiên tôi quên lời. Tôi liền nhẩm “Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân Thiện Nhẫn hảo”. Thế là tự nhiên tôi nhớ lời và hát luôn. Ngày xưa hát còn phải lấy hơi. Thế mà mới tập mà dư hơi, hơi rất đầy đặn, hơi khỏe khắn, hơi rất tốt. Tôi khuyên mọi người hãy nghe lời tôi nói, vì tôi đã tập thấy hiệu quả rất tốt.

Pháp Luân Công Được Chào Đón Trên Khắp Thế Giới

Mexico

Tập luyện pháp luân công ở việt nam

Từ 18-22/7/2016 hơn 600 cảnh sát tại Mexico đã tham gia khóa học Pháp Luân Công giúp cảnh sát có được tâm thái điềm tĩnh, kiên nhẫn hơn suốt cả ngày, lan tỏa những giá trị đạo đức, góp phần ngăn chặn tội phạm.

Ấn Độ, Indonesia, Mỹ, Đan Mạch

Tập luyện pháp luân công ở việt nam
Tập luyện pháp luân công ở việt nam

Mỹ, Ấn Độ, Đan Mạch và Indonesia là các quốc gia đã đưa Pháp Luân Công vào trường học. Phổ biến nhất là tại Ấn Độ có hơn 80 trường học đã cho học sinh thực hành. Sau đó là Mỹ tại đại học South Carolina Aiken Nằm ở bang South Carolina,Hoa Kỳ. Đan Mạch cũng đưa Pháp Luân Công thành một phần trong chương trình giới thiệu văn hóa và truyền thống  Trung Quốc tại trường Hammerum Friskole.

Sydney, Úc

Tập luyện pháp luân công ở việt nam

Tại Úc một công ty tại Sydney nhận thấy lợi ích chăm sóc sức khỏe của Pháp Luân Công đã cho mời các học viên đến hướng dẫn nhân viên luyện công. Ngoài ra ở Sydney có nhiều điểm luyện công ở khắp các công viên lớn.

Khóa học hướng dẫn Pháp Luân Đại Pháp chín ngày tại Thủ đô Seoul, Hàn Quốc

Tập luyện pháp luân công ở việt nam

Tìm hiểu: Tóm tắt một số báo cáo, nghiên cứu dựa trên dữ liệu có thật về tác dụng của Pháp Luân Công

Nếu ai nói rằng Pháp Luân bị cấm ở Việt Nam thì có thể chia sẻ link bài viết này cho họ xem như là câu trả lời. Pháp Luân Công ở Việt Nam cũng như các quốc gia khác trên thế giới hoàn toàn hợp pháp, nếu có ai ngăn cấm bạn tập thì tức là người đó đang làm trái với hiến pháp Việt Nam, bạn cũng có thể yêu cầu họ đưa ra các văn bản luật chứng minh để minh bạch vấn đề.